Tin tức

Thứ bảy: 31/08/2019 lúc 21:51
Nguyễn Trang

Bác sĩ chuyên khoa gan phát hiện mắc bệnh ung thư gan

Phát hiện khối u gan gần khoảng 2cm, Bác sĩ Nguyễn Lê đã xác định tư tưởng sẽ chết, đồng thời đã viết lại di chúc và mua sắn đất tại nghĩa trang.

Bác sĩ Nguyễn Lê - Chuyên Khoa Gan mật, công tác tại Viện Quân Y 103, Hà Nội. Trong một lần tình cờ siêu âm gan cho mình, khối u nhỏ màu đục nổi lên khá rõ trên hình ảnh siêu âm khiến trái tim anh đã thắt lại và người đơ cứng. Nhằm để chắc chắn hơn về điều này, anh đã tiến hành chụp CT và làm xét nghiệm máu nhưng mọi kết luận đều không đổi. Vào cuối tháng 8/2008, bác sĩ Chuyên khoa ung thư cùng bệnh viện nhìn phim chụp và đã chắc nịch rằng: “Khoảng một đến hai tuần nữa tế bào ung thư lan tỏa thì nguy cơ t‌ử vong cao”.

benh-ung-thu-gan-1
Bác sĩ Nguyễn Lê chăm sóc bệnh nhân bên giường bệnh

Bác sĩ Nguyễn Lê kể lại “Tôi gọi đây là góc cua bên bờ vực thẳm. Sống chỉ để chờ chết” Khi đó, anh mới chỉ 38 tuổi.

Cũng tại thời điểm đó, Viện Quân Y 103 có 3 bác sĩ điều trị bệnh ung thư gan. Một người là thiếu tá trẻ, chỉ sống được sau gần 3 tháng điều trị tích cực. Người thứ 2 là một Đại úy bị ung thư gan nguyên phát và mất sau đó một tháng. Bác sĩ Nguyễn Lê là người còn lại.

Chứng kiến cảnh ra đi của 2 người đồng nghiệp, anh vẫn bình tĩnh vạch ra cho bản thân mình 2 sự lựa chọn: Một sẽ tiếp tục điều trị và chấp nhận có thể ra đi lúc nào không hay biết. Hai là sẽ dành thời gian ngắn ngủi còn lại để có thể sắp xếp công việc quan trọng và lo cho gia đình. Trong khoảng thời gian đó con thứ 2 của anh chỉ mới được 4 tháng tuổi còn anh đang hoàn tất thủ tục bảo vệ luận án Tiến sĩ.

Trong hàng trăm loại bệnh ung thư thì ung thư gan là một trong những loại ung thư ác tính nhất và có mức độ nguy hiểm cao và thời gian sống ngắn nhất. Theo đó, ước tính trung bình bệnh chỉ diễn biến trong khoảng từ 3 - 6 tháng. Khi điều trị tích cực, đáp ứng tốt khi đó cũng có thể sống sót được 2 - 3 năm.

benh-ung-thu-gan-2
Đại tá, bác sĩ Nguyễn Lê, bệnh viện Quân Y 103 đồng thời là giảng viên tại Học viện Quân Y chuyên ngành gan mật

Bằng những kinh nghiệm chuyên môn và sự lắng nghe của cơ thể, anh đã nhận ra thể bệnh của mình là thể tiến triển chậm và nếu đáp ứng điều trị tốt khi đó có thể sống thêm được vài năm nữa. Vì vậy, anh quyết định không được buông xuôi, dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này. Đồng hành cùng với anh là giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Mùi chuyên ngành gan mật truyền nhiễm đã vạch ra những phương pháp và những bước xử lý. Nhiều đêm liền, 2 thầy trò bật đèn xem từng chiếc phim X quang, từng chỉ số xét nghiệm rồi cùng nhau thảo luận về chuyên môn.

Giáo sư Mùi có kể lại: “Đây là công việc chúng tôi làm cùng nhau hàng ngày với hàng trăm, hàng nghìn bệnh nhân. Còn lần này đặc biệt hơn khi bệnh nhân lại chính là học trò của mình”.

Sau đó, anh đã đến Bệnh viện Việt Đức và mời Bác sĩ Trịnh Hồng Sơn, "tay dao" hàng đầu Việt Nam về phẫu thuật tiêu hóa bấy giờ để cùng lên kế hoạch cho cuộc mổ sắp tới. Các nguy cơ cũng được đưa ra thảo luận. Bác sĩ Lê sẵn sàng chấp nhận những tình huống rủi ro có thể xảy ra, thậm chí là c‌hết trên bàn mổ.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Có lưu ý gì khi sử dụng thuốc Becozyme để đạt hiệu quả trong điều trị?

Có lưu ý gì khi sử dụng thuốc Becozyme để đạt hiệu quả trong điều trị?

Becozyme là thuốc gì? Có tác dụng và công dụng như thế nào? Tác dụng phụ nào có thể xảy ra khi dùng thuốc?... Tất cả...
Sử dụng thuốc Immubron cần lưu ý điều gì?

Sử dụng thuốc Immubron cần lưu ý điều gì?

Immubron là loại thuốc thường được sử dụng trong chỉ định, điều trị và dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp...
02871060222