Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Liều dùng vắc-xin viêm gan B như thế nào?
Vắc-xin viêm gan B là gì? Liều dùng vắc-xin sẽ được chỉ định như thế nào? Đây là những thông tin mọi người cần phải tìm hiểu trước khi dùng loại vắc-xin này nhằm phòng ngừa và điều trị bệnh dứt điểm.
Tìm hiểu về tác dụng của Vắc-xin viêm gan B
Vắc-xin viêm gan B được ngăn ngừa viêm gan B, hậu quả của nó mang lại bao gồm: xơ gan và ung thư gan. Vắc-xin viêm gan B được khuyến cáo đối với tất cả người lớn và trẻ em nếu như có nguy cơ mắc phải bệnh viêm gan B.
Những tác dụng khác đi kèm cùng vắc-xin viêm gan B không được liệt kê cụ thể tại đây. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bệnh lý của mỗi người các bác sĩ sẽ chỉ định được liều lượng thuốc điều trị tương ứng.
Liều dùng của vắc-xin viêm gan B như thế nào?
Liều lượng vắc-xin viêm gan B đối với từng bệnh nhân là không giống nhau. Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý của mỗi người các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng thuốc tương ứng. Cụ thể:
Liều dùng vắc-xin viêm gan B dành cho người lớn
Các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 3 liều, liều thứ 2 và 3 sẽ được tiêm sau lần thứ nhất lần lượt là 1 và 6 tháng. Khu vực tam giác sẽ là vị trí được tiêm đối với người lớn và trẻ nhỏ. Liều lượng sẽ phụ thuộc vào sản phẩm được sử dụng, thông thường sẽ tương ứng từ khoảng 10mcg hoặc 20mcg.
Liều dùng vắc-xin viêm gan B dành cho trẻ em
Trẻ sẽ được tiêm dùng 3 lần, liều dùng thứ 2 và 3 sẽ tiêm sau liều thứ nhất lần lượt là 1 tháng và 6 tháng. Khi bực tiêm tương ứng tại vùng bắp đùi sẽ là vị trí tiêm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Liều lượng phụ thuốc sẽ phụ thuộc vào sản phẩm được sử dụng và sẽ được chỉ định dùng 5mcg và 10mcg.
Hướng dẫn cách dùng vắc-xin viêm gan B an toàn
Mọi người sẽ được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B trong phòng mạch hoặc tại phòng khám. Trường hợp các bạn nhiễm viêm gan B ở mức độ cao, khi sẽ được chỉ định tiêm thêm lần nữa 2 tháng sau lần tiêm vắc-xin đầu tiên. Hoặc các bạn có thể đề nghị các bác sĩ/ nhân viên Y tế điều trị sốt, đau với thuốc giảm đau không chức Aspirin như ibuprofen, acetaminophen,... khi tiêm và trong khoảng 24h tiếp theo.
Trong thời gian tiêm phòng vắc-xin viêm gan B nếu như gặp bất kỳ thắc mắc gì hãy quay lại trao đổi cụ thể với các bác sĩ để biết rõ. Không được tự ý điều chỉnh liều dùng thuốc, hoặc gia tăng thêm liều dùng khi chưa được cho phép.
Những tác dụng phụ khi dùng vắc-xin viêm gan B
Tốt nhất mọi người không nên dùng vắc-xin viêm gan B nếu như xảy ra những phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng sống sau lần tiêm phòng đầu tiên.
Mọi người cần phải theo dõi bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B. Khi bạn nhận được chỉ định tăng liều dùng, cần phải báo cáo với các bác sĩ ngăn ngừa mũi chích ngừa trước đó gây ra bất kỳ tác dụng nào.
Hãy đi cấp cứu nếu như gặp phải những phản ứng dị ứng như: khó thở, sưng mặt/ mũi/ lưỡi/ cổ họng hoặc có thể bị nổi phát ban.
Hãy nhanh chóng đến các bác sĩ thăm khám nếu như gặp bất kỳ những phản ứng ở mức độ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B như:
- Nhịp tim đập nhanh hơn so với bình thường.
- Đau cổ họng, nhức đầu, nổi mẩn đỏ, hoặc đỏ da.
- Luôn cáu gắt và khóc liên tục trong vòng 1h hoặc có thể lâu hơn.
- Cơ thể dễ bị bầm tím hoặc chảy máu bất thường.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc như:
- Nhức đầu, chóng mặt.
- Bị sưng đỏ, sưng đỏ hoặc bị sưng tại vị trí tiêm thuốc.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Đau khớp và có thể bị đau cơ.
- Gây nên tình trạng buôn nôn, đau dạ dày, táo bón hoặc có thể bị tiêu chảy.
Không phải đối tượng nào trong thời gian tiêm vắc-xin viêm gan B cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất mọi người hãy thực hiện theo đúng chỉ định của các bác sĩ về liều lượng và cách dùng vắc-xin an toàn.
Một số lưu ý trước khi dùng vắc-xin viêm gan B
Trước khi tiêm vắc-xin viêm gan B mọi người cần phải báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ nếu như mắc phải những bệnh lý như:
- Mắc phải bệnh thận.
- Đa xơ cứng.
- Bị co giật.
- Mắc phải chứng rối loạn đông máu, đông máu như: bệnh Hemophilia, cơ thể dễ bị bầm tím bất thường.
- Những trường hợp bị rối loạn thần kinh, bị ảnh hưởng đến não.
- Trường hợp bị chủng ngừa nếu như bị cảm lạnh hoặc có thể bị sốt. Nếu như bệnh ở mức độ nặng và kèm theo sốt hay gặp bất kỳ những nhiễm trùng nào, hãy chờ đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn rồi mới tiến hành tiêm chủng ngừa.
- Hệ thống miễn dịch yếu do bệnh, ghép tủy xương và sử dụng một số loại thuốc khác hoặc đang điều trị ung thư.
Tìm hiểu về khả năng tương tác của vắc-xin viêm gan B
Mọi người cần phải báo cáo với các bác sĩ nếu như đã tiếp nhận thuốc, hay phương pháp điều trị nào trong vòng 2 tuần qua có thể bị suy yếu hệ thống miễn dịch gồm có:
+ Những loại thuốc steroid dạng hít và dạng tiêm.
+ Loại thuốc điều trị, ngăn ngừa tình trạng cấy ghép tạng như: muromonab-CD3, basiliximab, sirolimus,
+ Thuốc điều trị vảy nến, người bị viêm khớp dạng thấp, chứng rối loạn hệ miễn dịch khác như: etanercept, leflunomide, azathioprine,...
Ngoài ra, vắc-xin viêm gan B còn có khả năng tương tác với những loại thực phẩm, hóa chất khác trong quá trình sử dụng. Do đó, mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Hãy báo cáo cho các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu như bạn đang mắc phải những bệnh lý khác. Đây cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình tiêm phòng vắc-xin viêm gan B.
Tổng hợp những thông tin trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ về tác dụng và cách dùng vắc-xin viêm gan B an toàn do các giảng viên Cao đẳng Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ. Nhưng đây chỉ là những thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ về liều lượng cũng như quá trình sử dụng vắc-xin.