Tin tức

Thứ sáu: 08/11/2019 lúc 15:03
Nguyễn Trang

Thuốc Acetylcysteine có công dụng như thế nào?

Acetylcystein là thuốc gì? Liều dùng thuốc này được chỉ định như thế nào? Sử dụng thuốc như thế nào an toàn? Đây là những thông tin mọi người cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Thuốc Acetylcysteine có tác dụng như thế nào?

Thuốc Acetylcysteine được biết đến như một loại thuốc giải độc đối với chứng ngộ độc paracetamol. Thuốc này cùng được các bác sĩ/ dược sĩ chỉ định điều trị tình trạng dịch đàm đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi. Hoặc những bệnh phổi bao gồm như: viêm phế quản, khí phế thũng mãn tính, viêm phổi hoặc bệnh hen phế quản.

thuoc-acetylcystein-1
Thuốc Acetylcysteine có tác dụng như thế nào?

Bên cạnh đó, thuốc Acetylcysteine còn có khả năng long đờm. Thuốc hoạt động bằng cách làm loãng chất nhầy và làm cho chứng dễ dàng di chuyển qua phổi nhanh chóng hơn. Những tác dụng khác đi kèm của thuốc không được liệt kê cụ thể tại đây. Nhưng tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người, khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc để điều chỉnh liều dùng tương ứng.

Liều dùng thuốc Acetylcysteine điều trị bệnh

Trước khi dùng thuốc Acetylcysteine các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe, bệnh lý và tùy vào khả năng đáp ứng điều trị bệnh của mỗi người để kê đơn thuốc tương ứng.

Liều Acetylcysteine dành cho người lớn

* Đối với thuốc Acetylcysteine dạng hít

- Sử dụng để làm mỏng hoặc có thể làm tan được chất dịch nhầy ở bệnh phổi: chỉ định dùng 3 - 5ml dung dịch 20%, hoặc tầm 6 - 10ml dng dịch 10% trong một bình xịt 3 - 4 lần/ ngày. Những loại thuốc được hít sẽ bào thông qua mặt nạ, ống ngậm hoặc phẫu thuật mở khí quản.

- Đối với những dung dịch 10 hoặc 20% được hít vào một màn sương dày trong một mặt nạ.

- Nhưng một số trường hợp dung dịch 10 hoặc 20% được đặt trực tiếp vào khí quản hoặc thông một ống thông vào khí quản ở trong một điều kiện nhất định.

* Sử dụng trong những xét nghiệm chẩn đoán những bệnh về phổi

- Trường hợp này các bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1- 2ml dung dịch 20%, hoặc được chỉ định dùng 2 - 4ml dung dịch 10% được hít vào, hoặc đặt trực tiếp vào khí quản 2 hoặc 3 lần trước khi tiến hành làm xét nghiệm.

Hướng dẫn liều dùng Acetylcysteine dành cho trẻ em

* Thuốc Acetylcysteine dạng hít

+ Trường hợp làm mỏng và tan dịch nhầy ở bệnh phổi: chỉ định dùng 3 - 5ml dung dịch 20% hoặc tầm khoảng 6 - 10ml dung dịch 10% đung trong một dụng cụ phun 3 - 4 lần/ ngày. Những loại thuốc ở dạng hít sẽ được đặt thông qua một mặt nạ, ống ngậm hoặc được phẫu thuật mở khí quản.

Những dung dịch 10 hoặc 20% được hít vào tương tự như một màn sương dày trong một mặt nạ.

Nhưng cũng có thể những dung dịch 10 hoặc 20% được đặt trực tiếp vào khí quản, hoặc thông qua một ống thông vào khí quản trong những điều kiện nhất định.

* Sử dụng trong những xét nghiệm chẩn đoán bệnh về phổi

Những bệnh nhân này được chỉ định dùng 1 - 2ml dung dịch 20%, hoặc một số trường hợp được chỉ định dùng 2 - 4ml dung dịch 10% được hít vào trực tiếp vào khí quản 2 - 3 lần trước khi tiến hành xét nghiệm.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Acetylcysteine an toàn

Mọi người hãy tuân thủ quá trình dùng thuốc Acetylcysteine theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ. Lưu ý, không được dùng thuốc với liều nhiều hơn, sử dụng kéo dài so với chỉ định của các bác sĩ đưa ra lúc đầu. Bởi sẽ tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

thuoc-acetylcystein-2
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Acetylcysteine an toàn

Trường hợp sử dụng Acetylcysteine tại nhà, khi đó hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ về cách sử dụng thuốc an toàn. Sau khi dùng thuốc này mọi người hãy cố gắng ho ra dịch nhầy. Trường hợp nếu không được, khi đó các bạn hãy sử dụng cần hút chúng ra. Điều này sẽ giúp các bạn có thể ngăn ngừa được nhiều dịch nhờn hình thành hơn ở trong phổi.

Trong suốt thời gian dùng thuốc Acetylcysteine nếu như gặp phải bất kỳ thắc mắc gì, hoặc không hiểu rõ về cách sử dụng thuốc an toàn. Khi đó, mọi người hãy nhanh chóng quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Acetylcysteine

Đối với thuốc Acetylcysteine sẽ có khả năng làm tiêu đờm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng mọi người có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: gây nên tình trạng viêm miệng, gây cảm giác buồn nôn, chảy nước mũi, sốt, gây buồn ngủ, tức ngực, lạnh run người hoặc có thể bị co thắt phế quản. Những tác dụng khác đi kèm của thuốc Acetylcysteine đối với lâm sàng gồm có: co thắt phế quản xảy nếu như không được sử dụng thường xuyên, không lường trước được, ngay cả đối với những bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản, viêm phế quản kết hợp hen phế quản.

Tình trạng phản ứng mẫn cảm đối với thuốc Acetylcysteine rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, mọi người cũng cần phải báo cáo nếu như bị mẫn cảm chưa được xác định bằng cách xét nghiệm. Một số bác sĩ chuyên khoa hô hấp đã xác nhận về tình trạng phản ứng quá mẫn cảm. khi có những báo cáo về lịch sử những đợt nổi phát ban sau khi tiếp xúc thường xuyên, hoặc kéo dài khi dùng Acetylcysteine.

Đối với những báo cáo về những kích ứng khí quản, phế quản đã được ghi lại, mặc dù đã có hiện tượng ho ra máu đối với các bệnh nhân sử dụng Acetylcysteine, những phát hiện này không hiến đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi phế quản, chưa có một mối quan hệ nhân quả nào đó vẫn chưa được xác lập. Thuốc Acetylcysteine là một chất giải độc đối với những trường hợp dùng quá liều Acetaminophen (paracetamol).

Trường hợp dùng Acetylcysteine, đối với những liều dùng lớn cần thiết nhằm để điều trị dùng quá liều Acetaminophen, theo đó sẽ có khả năng gây nên tình trạng buồn nôn, ói mửa hoặc xuất hiện những triệu chứng tiêu hóa khác. Hiếm khi xuất hiện những tình trạng nổi phát ban hoặc kèm theo suốt ở mức độ nhẹ.

Nhưng không phải đối tượng nào trong thời gian dùng Acetylcysteine cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất mọi người hãy sử dụng thuốc này theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ để sớm điều trị bệnh dứt điểm. Trong trường hợp gặp bất kỳ thắc mắc gì, hoặc không hiểu rõ về cách sử dụng thuốc an toàn mọi người hãy quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Acetylcysteine

Trước khi dùng thuốc Acetylcysteineme mọi người hãy lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Những trường hợp bị dị ứng với những thành phần của thuốc Acetylcysteineme, hoặc những thành phần có trong những loại thuốc khác.
  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú, hoặc có ý định mang thai cũng cần phải báo cáo với các bác sĩ.
  • Bạn đang mắc phải những bệnh lý khác, khi đó cũng cần phải trao đổi với các bác sĩ biết rõ.
  • Trường hợp dị ứng với những thực phẩm, hóa chất hay những loài động vật khác.

Thuốc Acetylcysteineme có khả năng tương tác như thế nào?

Acetylcysteineme có khả năng tương tác với những loại thuốc khác gia tăng thêm những tác dụng phụ khác, hoặc thay đổi hoạt động của thuốc nhằm làm ảnh hưởng đến quá trình dùng thuốc. Do đó, điều tốt nhất mọi người hãy liệt kê ra toàn bộ những loại thuốc đang dùng, gồm cả thuốc được kê đơn và không được kê đơn như: thực phẩm chức năng, thảo dược, Vitamin/ khoáng chất,... để các bác sĩ/ dược sĩ xem xét. Ngoài ra, mọi người không được tự ý ngừng dùng thuốc, tăng hoặc giảm liều dùng và kéo dài về thời gian dùng thuốc khi chưa được cho phép.

Sử dụng thuốc Acetylcysteineme kèm với những loại thuốc khác có nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ nhất định. Trường hợp sử dụng 2 loại thuốc theo đơn kê, các bác sĩ sẽ thăm đổi về liều lượng cũng như mức độ sử dụng phù hợp. Thuốc này có khả năng tương tác với những loại thuốc như: 

  • Nitroglycerin;
  • Carbamazepine.

Những loại thức ăn, bia/ rượu, thuốc lá cũng sẽ có khả năng tương tác với thuốc Acetylcysteineme nhất định. Rượu, thuốc lá sẽ có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Do đó, điều quan trọng là mọi người cần phải tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ về vấn đề sức khỏe hiện tại. Đặc biệt, là những người đang trong thời gian mắc phải những bệnh lý như:

  • Giảm khả năng ho - Chất nhầy chỉ có thể loại bỏ bằng cách hút.
  • Bệnh về hen suyễn - Acetylcysteineme sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tại hơn.

Tổng hợp những thông tin cung cấp trên do những giảng Cao đẳng Dược ở TPHCM chia sẻ về thuốc Acetylcysteineme và hướng dẫn cách sử dụng an toàn. Nhưng đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ quy định trước đó.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Đăng ký thi Đại học năm 2025 ra sao nếu bỏ xét tuyển sớm?

Đăng ký thi Đại học năm 2025 ra sao nếu bỏ xét tuyển sớm?

Vừa qua, việc siết xét tuyển sinh sớm không quá 20% đã nhận được nhiều ý kiến từ dư luận. Nhiều trường Đại học đề...
Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Vừa qua, có một số Đại học đề xuất có thể bỏ việc xét tuyển sớm. Thứ trưởng Giáo dục Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ cũng...
02871060222