Tin tức

Thứ sáu: 15/03/2019 lúc 15:42
Nguyễn Trang

Viêm tai giữa là gì? Đây là những triệu chứng nhận biết bệnh?

Bệnh viêm tai giữa là gì? Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng sức khỏe? Những câu hỏi liên quan đến bệnh lý này được nhiều người quan tâm đến, mọi người cùng cập nhật thông tin liên quan dưới đây.

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Những người mắc bệnh viêm tai giữa thường do bị nhiễm virus/ vi khuẩn làm ảnh hưởng đến tai giữa. Khi mắc phải bệnh lý này sẽ gây nên tình trạng đau nhức do viêm và thường sẽ tích tụ dịch ở giữa tai.

benh-viem-tai-giua-1
Bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa thường mắc phải ở trẻ em, theo thống kê chung cho thấy có khoảng 80% trẻ 3 tuổi thường mắc phải bệnh lý này. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải cân nhắc đến trẻ, nhằm tránh tình trạng để lại những biến chứng khác về sau.

Những triệu chứng nhận biết bệnh viêm tai giữa

Như các bác sĩ chuyên khoa và một số giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Thành phố HCM cho biết rõ về nhữ

ng triệu chứng cơ bản để nhận biết bệnh viêm tai giữa như:

  • Thường xuyên bị đau; nhức tai.
  • Hay cáu gắt.
  • Gặp khó khăn trong giấc ngủ.
  • Cơ thể bị sốt.
  • Cơ thể thường rơi vào trạng thái mất cân bằng.
  • Xuất hiện dịch vàng ở bên trong hay có thể là máy từ tai.
  • Thính giác cũng bị ảnh hưởng,.
  • Bị tiêu chảy.
  • Một số trường hợp sẽ bị nôn mửa hay buồn nôn.
  • Mất đi cảm giác thèm ăn.
  • Bị tắc nghẽn.

Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người khi đó sẽ gặp những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Tốt nhất khi gặp phải những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe của tai, hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được bác sĩ thăm khám. Đồng thời, trao đổi với các bác sĩ để biết được phương pháp điều trị dứt điểm, tránh để lại những biến chứng khác về sau.  

Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa có thể do bị nhiễm trùng đường hô hấp trước đó và dần dần lây sang tai. Khi ống nối giữa với họng sẽ bị tắc, khi đó dịch sẽ bị tích tụ lại phía sau màng nhĩ. Vi khuẩn sẽ phát triển trong dịch, gây tình trạng đau và nhiễm trùng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho hay những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa như:

- Những trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng - 2 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa ở mức độ cao. Bởi ở độ tuổi này kích thước cũng như hình dạng ống Eustachian, hệ miễn dịch của trẻ kém phát triển.

- Trẻ thường xuyên bú bình: những trẻ bú bình nhất là khi nằm sẽ có xu hướng bị mắc bệnh viêm tai giữa hơn so với trẻ bú sữa mẹ.

- Trẻ đã đi nhà trẻ: khi đi nhà trẻ sẽ có khả năng bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai nhiều hơn so những trẻ ở nhà. Vì khi đó trẻ thường tiếp xúc với nhiều bệnh nhiễm trùng hơn.

- Yếu tố theo mùa: bệnh viêm tai giữa khá phổ biến nhất ở mùa thu, đông sẽ dễ mắc phải những bệnh cảm cúm và cảm lạnh.

- Những người bị dị ứng theo mùa, khi đó cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa ở mức độ cao.

- Chất lượng không khí kém, do đó những trường hợp thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc/ mức độ ô nhiễm không khí cao khi đó sẽ gây nên nguy cơ mắc bệnh viêm giữa ở mức độ cao.

Những phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi cũng như sức khỏe, bệnh lý của mỗi người khi đó bác sĩ sẽ chỉ định được phương pháp điều trị bệnh tương ứng. Theo đó, các bác sĩ sẽ xem xét từng yếu tố như:

  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng.
  • Ý kiến hay là sở thích của phụ huynh.
  • Khả năng của từng trẻ chịu đựng kháng sinh.
benh-viem-tai-giua-2
Những phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa

Theo đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng trọng nhiễm trùng, khi đó các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cơn đau, hay một số trường hợp sẽ xem xét những triệu chứng bệnh có biến mất hay không. Thuốc giảm sốt, giảm đau hay Ibuprofen thường sẽ đối phó lại với những cơn đau.

Những triệu chứng bệnh kéo dài 3 ngày, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu virus sẽ gây nhiễm trùng, sẽ không được chỉ định dùng thuốc kháng sinh điều trị.

Chia sẻ về chế độ sinh hoạt đối với người mắc bệnh viêm tai giữa

Những thói quen sinh hoạt nhằm giúp mọi người phòng ngừa cũng như đối phó được bệnh viêm tai giữa như:

+ Tránh khói thuốc lá, không nên hút thuốc lá trong nhà. Đồng thời, không nên đưa trẻ đến những nơi có khói thuốc lá.

+ Phòng ngừa bệnh cảm lạnh thông thường cũng như những bệnh khác. Dạy cho trẻ về cách rửa tay thường xuyên, không được dùng chung đồ ăn, đồ uống. Tốt nhất khi trẻ mắc bệnh hãy cho trẻ ở nhà, không nên đưa trẻ đến trường.

+ Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng. Bởi trong sữa mẹ có chứa kháng thể để tránh khỏi tình trạng nhiễm trùng tai.

+ Trong trường hợp cho trẻ bú bình hãy để tư thế ngồi thẳng, không nên cho trẻ nằm.

+ Trao đổi với bác sĩ về phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh dứt điểm để tránh để lại những biến chứng về sau.

Tổng hợp những thông tin cung cấp trên nhằm giúp mọi người biết rõ về bệnh viêm tai giữa cũng như những phương pháp điều trị bệnh. Hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ về phương pháp điều trị dứt điểm để tránh để lại những biến chứng đối với sức khỏe về sau.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM trong số 12.500 giáo viên có hơn 63% muốn được hợp pháp việc dạy thêm ở nhà...
Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày vô cùng trọng đại tri ân những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta tới bến bờ...
02871060222