Tin tức

Thứ tư: 21/11/2018 lúc 16:50
Nguyễn Trang

Hội chứng Horner - Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết

Hội chứng Horner là gì? Đâu là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh? Những thắc mắc liên quan đến hội chứng này được nhiều người quan tâm. Mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan ở dưới đây.

Hội chứng Horner là gì?

Hội chứng Horner được biết đến là sự kết hợp giữa những dấu hiệu và triệu chứng gây bệnh bởi sự gián đoạn đường thần kinh từ não lên mặt và mắt ở một bên cơ thể.

Hội chứng Horner - Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết 1
Hội chứng Horner là gì?

Hội chứng Horner còn được gọi với cái tên khác là hội chứng Horner - Bernard hay liệt giao cảm mắt. Bởi vậy, khi có những dấu hiệu mắc bệnh mọi người cần phải nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám cụ thể.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết hội chứng Horner

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết hội chứng Horner sẽ thường ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa bên khuôn mặt. Theo đó, những triệu chứng nhận biết khi mắc phải hội chứng này mọi người nên biết đến như:

- Đồng tử liên tục co nhỏ.

- Kích thước cỡ đồng tử ở hai mắt.

- Phần mí mắt trên bị sụp xuống.

- Ít hay trì hoãn mở của đồng tử bên bị ảnh hưởng trong ánh sáng lờ mờ.

- Phần mí mắt dưới sẽ nâng lên một chút và được gọi là sụp mí ngược.

- Mồ hôi sẽ ít hoặc sẽ không có ở trên mặt hay ở một mảng da của bên bị ảnh hưởng.

- Những dấu hiệu và triệu chứng, nhất là đối với tình trạng sụp mí mắt và tình trạng điều tiết mồ hôi cũng khó có thể phát hiện được.

Những dấu hiệu hay những triệu chứng đối với trẻ nhỏ khi mắc hội chứng Horner gồm có:

+ Không có phản xạ đỏ mặt phía bên mặt sẽ bị ảnh hưởng, có thể xuất hiện do nhiệt hay có thể do mọi người gắng sức thể chất/ phản ứng với cảm xúc.

+ Màu mống mắt bên sẽ ảnh hưởng sáng hơn khi trẻ ở độ tuổi < 1.

Không phải đối tượng nào trong thời gian mắc bệnh cũng xuất hiện những dấu hiệu nhận biết bệnh trên. Theo đó, khi tình trạng sức khỏe không được tốt hay có những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được thăm khám cụ thể.

* Khi nào bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ?

Mọi người khi mắc bệnh cần phải tiến hành chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, đây là một trong điều quan trọng cần đặt ra. Hãy tìm gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu mắc hội chứng Horner đột ngột, xuất hiện những chấn thương,... Theo đó, mọi người cần phải thăm khám bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
  • Bị suy giảm về vấn đề thị lực;
  • Các phần cơ dần bị yếu hay có thể bị thiếu cơ ở mức độ nghiêm trọng.
  • Xuất hiện tình trạng đau đầu hay có thể bị đau cổ đột ngột.

Tìm hiểu những nguyên nhân gây hội chứng Horner

Hội chứng Horner sẽ gây tổn thương đường nào đó trong hệ thống thần kinh giao cảm. Hệ thống thần kinh giao cảm sẽ có tác dụng điều hòa nhịp tim, đổ mồ hôi, kích thước cũng như huyết áp,...

Hội chứng Horner - Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết 2
Tìm hiểu những nguyên nhân gây hội chứng Horner

Các bác sĩ cho biết cụ thể về những nguyên nhân gây hội chứng Horner cụ thể như sau:

* Tế bào thần kinh bậc nhất

Những biểu hiện cụ thể ở tình trạng này như sau:

  • Bị đột quỵ;
  • Xuất hiện khối u
  • Những bệnh gây ra mất vỏ bảo vệ tế bào thần kinh;
  • Những nang/ khoang trong cột sống.

* Tế bào thần kinh thứ hai

Những nguyên nhân liên quan làm tổn thương thần kinh khu vực như:

  • Xuất hiện khối u Myelin.
  • Những đối tượng bị ung thư phổi.
  • Đối tượng đã tiến hành phẫu thuật trong khoang ngực,
  • Tổn thương do sang chấn.

* Tế bào thần kinh thứ ba

Những tổn thương ở khu vực này sẽ liên quan đến một số vấn đề như sau:

- Sự tổn thương động mạch cảnh dọc theo bên cổ.

- Những người thường bị đau nửa đầu.

- Khối u/ nhiễm trùng gần ở đáy sọ.

- Xuất hiện những cơn đau đầu chùm, rối loạn nên dẫn đến tình trạng đau đầu dữ dội xuất hiện theo từng chu kỳ.

Trên đây trang thông tin điện tử của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã giúp mọi người hiểu hơn về hội chứng Horner cũng như những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này. Mọi người hãy thăm khám sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ thăm khám sức khỏe, khi biết hiện bệnh cần phải trao đổi cụ thể với bác sĩ để tìm được hướng điều trị kịp thời.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo trường Đại học sớm có phương án tuyển sinh 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo trường Đại học sớm có phương án tuyển sinh 2025

Phương án tuyển sinh Đại học năm 2025 đang là vấn đề được rất nhiều địa phương, trường trung học phổ thông, giáo...
Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025

Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025

ĐHQG TPHCM công bố dự kiến cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực năm 2025. Theo đó, đề thi sẽ gồm 3 phần và có điều chỉnh...
02871060222