Tin tức

Thứ sáu: 11/10/2019 lúc 15:50
Nguyễn Trang

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân và những giải pháp điều trị bệnh

Rối loạn tiền đình là bệnh gì? Hướng điều trị bệnh như thế nào? Để hiểu hơn về những thông tin liên quan đến bệnh lý này, mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan dưới đây.

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình được biết đến là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau 2 bên ốc tai và có nhiệm vụ trong quá trình duy trì tư thế, phối hợp cử động mắt; đầu; thân hình, dáng đi. Trong những lúc chúng ta di chuyển, cúi hoặc xoay người,... Khi đó tiền đình sẽ nghiêng lắc theo những động tác này nhằm giữ được tư thế thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình là một trong những bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, do đó thường khiến cho người bệnh thường xuyên chóng mặt, bị ù tai, hoa mắt và đi đứng lảo đảo,... Bệnh lý này thường hay tái phát và ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng của cuộc sống.

Tìm hiểu nguyên nhân gân bệnh rối loạn tiền đình

Nhằm có thể điều trị dứt điểm được tình trạng bệnh rối loạn tiền đình triệt để, trước tiên bệnh nhân cần phải xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây, những giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ đến mọi người những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh rối loạn tiền đình, bao gồm:

  • Do tình trạng huyết áp thấp, thiếu máu, bị tai biến hoặc những bệnh lý khác về tim mạch,... do đó gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch máu và lượng máu lên não kém.
  • Do căng thẳng, áp lực trong công việc cũng làm tổn thương đến hệ thần kinh, người bị mất ngủ. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương, đồng nghĩa hệ thống tiền điền sẽ nhận được thông tin không được chính xác, dẫn đến hoạt động sai và bị rối loạn.
  • Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi sẽ bị suy giảm chức năng của một số cơ quan.
  • Người mắc bệnh béo phì, quá gầy sẽ có nguy cơ mắc cũng gặp phải tình trạng mắc bệnh rối loạn tiền đình.
  • Hậu quả của những bệnh như: bị u dây thần kinh, u não, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,...
  • Người bị mất máu quá nhiều, uống quá nhiều bia rượu, hoặc cơ thể bị nhiễm độc hoặc đang sử dụng một số loại thuốc,... Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiền đình.
  • Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, ít vận động hoặc thời tiết chuyển mùa nóng - lạnh thất thường,...

Những triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Trường hợp bị tổn thương do mắc bệnh, bị lão hóa hoặc có thể do chấn thương, khi đó tình trạng rối loạn tiền đình có thể xảy ra, thường xuyên liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng gồm có:

  • Tình trạng hoa mắt, chóng mặt và bị choáng váng.
  • Hoặc có thể bị rối loạn thị giác, thính giác.
  • Mất cân bằng và mất phương hướng không gian.
  • Nhận thức hoặc tâm lý có thể bị thay đổi.
  • Xuất hiện những triệu chứng khác.
    roi-loan-tien-dinh-1
    Những triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Về loại cũng như mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ không giống nhau, mức độ nguy hiểm và khó có thể mô tả được. Đối với những người bị ảnh hưởng của rối loạn tiền đình khi đó sẽ có những dấu hiệu thiếu tập trung, lười nhác và quá lo lắng, hoặc luôn tìm kiếm sự chú ý. Bệnh nhân sẽ luôn gặp khó khăn trong hoạt động học tập hay tại môi trường làm việc, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày, hoặc có thể là hoạt động ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng.

Một số trường hợp có thể sẽ không gặp phải những triệu chứng được liệt kê ở trên. Tốt nhất nếu có vấn đề gì bất thường đối với sức khỏe, khi đó mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc Trung tâm Y tế để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám cụ thể.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình?

Theo thống kê cho thấy những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình ở mức độ cao bao gồm:

- Vấn đề về tuổi tác: tuổi càng cao khi đó những nguy cơ mắc phải những bệnh như: choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, nhất là cảm giác thăng bằng sẽ ở mức độ cao.

Theo một số nghiên cứu dịch tễ lớn, ước tính có khoảng 35% người lớn ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh lý này. 

+ Tiền sử bị chóng mặt: nếu như các bạn đã từng bị chóng mặt trước đây, khi đó các bạn sẽ có nguy cơ bị chóng mặt trong tương lai ở mức cao và có thể bị tái lại nhiều lần.

+ Môi trường sống cũng như làm việc: quá ồn ào, hay tình trạng thời tiết thay đổi bất thường, khó chịu nhất là khi chuyển nào.

Thực tế cho thấy bệnh tiền đình thường rất dễ xảy ra ở người lớn trong môi trường văn phòng như: dân công sở, học sinh/ sinh viên,... Nguyên nhân xuất phát do những đối tượng này thường ngồi nhiều, ít vận động nên làm tắc nghẽn hay bị co thắt động mạch cột sống thân nền, cũng có nguy cơ dẫn đến bị rối loạn tuần hoàn gây nên tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng vùng não, bị rối loạn tiền đình.

- Những trường hợp thường xuyên bị căng thẳng về đầu óc, bị stress dù ở bất kỳ mọi lứa tuổi, giới tính,... cũng là đối tượng có khả năng mắc bệnh ở mức độ cao.

Phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

Các bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử, tiến hành khám lâm sàng, trên cơ sở đó khai thác thông tin để tiến hành những xét nghiệm chẩn đoán nhằm có thể đánh giá được chức năng của hệ tiền đình. Đồng thời, trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ loại trừ những nguyên nhân gây ra triệu chứng. Theo đó, một số phương pháp được các bác sĩ tiến hành làm chẩn đoán bệnh bao gồm:

- Xét nghiệm xoay vòng: đây là phương pháp nhằm có thể đánh giá được sự phối hợp hoạt động của mắt, tai trong. Quá trình xét nghiệm này sẽ sử dụng kính video, điện lực để theo dõi chuyển động của mắt khi đầu di chuyển.

- Điện ký rung giật nhãn cầu: đây là quy trình gồm những xét nghiệm điện tử, sử dụng điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt với mục đích nhằm đo chuyển động của mắt, đánh giá được rối loạn chức năng tiền đình, hoặc những vấn đề thần kinh khác.

- MRI: việc chụp cộng hưởng từ tạo ra được những hình ảnh cắt ngang mô cơ thể, vì vậy có thể phát hiện những khối u, tai biến, sự bất thường của mô mềm gây nên triệu chứng mất cân bằng, ngất xỉu.

- Đo âm ốc tai: phương pháp này nhằm cung cấp thông tin về những tế bào lông chuyển động trong ốc tai đang làm việc như thế nào, bằng cách đo sự đáp ứng những tế bào này với một loạt những chất kích thích âm thanh tạo ra bởi tiếng loa nhỏ đặt ở tai.

Những giải pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Dựa vào bệnh sử, kết quả khám lâm sàng, những xét nghiệm chẩn đoán, khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Có thể bắt đầu từ lối sống cho đến điều trị bằng thuốc, hoặc có thể tiến hành phẫu thuật.

roi-loan-tien-dinh-2
Những giải pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình

+ Luyện tập thể dục: các bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập thể dục chuyên biệt dành cho những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình, nhằm nhanh chóng phục hồi bệnh. Bên cạnh đó, quá trình luyện tập còn giúp giảm bớt đi những căng thẳng, tăng cường vận động còn giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn não. Do đó, chế độ luyện tập mỗi ngày đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh lý.  

+ Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: đây là phương pháp áp dụng những bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt. Những bài tập này được các bác sĩ thiết kế, xây dựng với mục đích rèn luyện bộ não nhằm có thể nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động những tín hiệu từ hệ tiền đình.

+ Cân bằng và điều chỉnh về chế độ ăn uống: những thay đổi cụ thể trong chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ tối đa trong việc kiểm soát triệu chứng ở một số bệnh lý Ménière, phù tích nội dịch thứ phát, chóng mặt liên quan đến bệnh đau nửa đầu.

+ Sử dụng thuốc: quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh phụ thuộc vào rối loạn tiền đình đang ở giai đoạn mới, cấp tính hoặc mãn tính.

+ Phẫu thuật: giải pháp này được chỉ định khi những phương pháp trên không mang lại hiệu quả trong quá trình kiểm soát tình trạng chóng mặt, những triệu chứng khác do bị rối loạn chức năng tiền đình.

Chế độ sinh hoạt hợp lý khi mắc bệnh rối loạn tiền đình

Khi mắc bệnh rối loạn tiền đình mọi người cần phải kiểm soát bệnh bằng những giải pháp như sau:

  • Không nên đi máy bay nếu như bị xoang, tai đang bị nhiễm trùng hoặc có thể bị tắc nghẽn do mắc bệnh.
  • Hãy nên đeo kính mát, đội mũ nếu như bệnh lý tiền đình của bạn nguyên nhân do bị nhạy cảm với ánh sáng.
  • Nên tránh đọc sách hoặc làm việc trên máy tính khi đang ngồi trên xe hơi, xe lửa hãy xe bus.
  • Không nên nghe nhạc với âm thanh quá lớn.
  • Tránh ra đường trong những giờ cao điểm.

Những thông tin ở bài viết trên nhằm giúp cho mọi người biết rõ hơn về bệnh rối loạn tiền đình là gì, những triệu chứng cũng như giải pháp điều trị bệnh hiệu quả. Khi sớm phát hiện mình mắc phải những dấu hiệu nhận biết bệnh, mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám cụ và hướng dẫn về phương pháp điều trị hiệu quả.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM trong số 12.500 giáo viên có hơn 63% muốn được hợp pháp việc dạy thêm ở nhà...
Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày vô cùng trọng đại tri ân những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta tới bến bờ...
02871060222