Tin tức

Thứ năm: 28/03/2019 lúc 14:13
Nguyễn Trang

Thoát vị rốn là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh?

Thoát vị rốn là bệnh gì? Đâu là những nguyên nhân gây bệnh? Những câu hỏi liên quan đến bệnh lý này được nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến. Dưới đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ cung cấp những thông tin liên quan, mọi người cùng tìm hiểu.

Bệnh thoát vị rốn là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho hay bệnh thoát vị rốn thường xảy ra ở một phần của ruột nhô ra lỗ rốn trong trường hợp tăng áp lực trong ổ bụng. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp và vô hại, thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể xuất hiện ở cả người lớn, nhưng hiếm khi gặp. Bệnh xuất hiện ở trẻ em sẽ dễ nhận thấy bởi khi đó trẻ khó nhiều hơn, bởi lúc đó rốn sẽ bị nhô ra bên ngoài.

thoat-vi-ron-1
Bệnh thoát vị rốn là gì?

Thoát vị rốn thông thường sẽ xuất hiện như một khối u và không gây đau đớn. Hay một số trường hợp sẽ xuất hiện ở vị trí gần rốn. Một số trường hợp khác bệnh thoát vị rốn có thể sẽ lặn vào trong bụng, những cơ bụng sẽ bịt kín lại trước sinh đầu của trẻ. Bệnh này cũng có thể xuất hiện ở người lớn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị rốn

Thoát vị rốn được hình thành bởi một khối u mềm/ phình gần rốn. Những trẻ mắc bệnh, các bậc phụ huynh có thể cảm thấy được chỗ phình những lúc trẻ khóc, lên cơn ho/ co giật. Tuy nhiên, chỗ phình này có thể sẽ biến mất khi trẻ nằm thư giãn hay nằm ngửa.

Bệnh thoát vị rốn không gây đau nhưng một số trường hợp sẽ gây đau khó chịu. Những triệu chứng bệnh ở người lớn cũng như trẻ nhỏ là như nhau, đây được biết là một khối u lồi sưng/ phồng lên gần với khu vực rốn gây đau. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành và gây khó chịu ở vùng bụng.

Tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tốt nhất khi có những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe, hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám cụ thể.

Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất nếu như gặp phải một số trường hợp như sau:

- Trẻ thường có giảm giác buồn nôn, nôn mửa.

- Xuất hiện những dấu hiệu đau đớn khó chịu.

- Bị u thoát vị trở nên sưng/ bị đổi màu.

Tốt nhất nếu như bạn hay trẻ xuất hiện những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám. Đồng thời, trao đổi thêm với bác sĩ để biết được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thoát vị rốn

Trong thời gian mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trong những cơ bụng của bé. Những cơ chỉ đóng lại sau thời gian sinh. Những cơ thành bụng không khép lại hoàn toàn ở phần đường bụng, sẽ gây nên tình trạng thoát vị rốn sau thời gian sinh hay những thời gian về sau. Bên cạnh đó, bệnh có thể phát triển ở những mô mỡ/ một phần của ruột xuyên qua khu vực gần rốn.   

thoat-vi-ron-2
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thoát vị rốn

- Nguyên nhân mắc bệnh ở thoát vị rốn ở người lớn:

  • Những người mắc bệnh béo phù.
  • Trường hợp mang thai nhiều lần.
  • Người tiến hành phẫu thuật ổ bụng.
  • Phần dịch xuất hiện nhiều ở trong khoang bụng.
  • Những trường hợp bị thẩm phân phúc mạc.

Những nguy cơ mắc bệnh thoát vị rốn

Theo như lời chia sẻ của một số giảng viên Cao đẳng Y Dược HCM và những bác sĩ chuyên khoa cho biết rõ những nguyên cơ mắc bệnh thoát vị rốn có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Vì vậy, mọi người có thể kiểm soát được tình trạng bệnh bằng cách giảm thiểu những yếu tố mắc bệnh. Hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để hiểu biết thêm thông cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị rốn

Theo thống kê cho thấy bệnh thoát vị rốn thường gặp ở phổ biến nhất ở trẻ em, nhất là ở trẻ sinh non và có cần nặng thấp. Đồng thời những trẻ da đen thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tuy nhiên, đối với người lớn những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị rốn bao gồm:

  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Những người mắc bệnh béo phì.
  • Xuất hiện ổ dịch ở trong bụng.
  • Những trường hợp đa thai.
  • Những đối tượng đã từng phẫu thuật dạ dày.
  • Người ho nặng và kéo dài.
  • Những trường hợp thường xuyên phải gồng mình để di chuyển hay nâng vật nặng cũng có nguy cơ mắc bệnh ở mức độ cao.

Những phương pháp điều trị bệnh thoát vị rốn

Đa phần những trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh thoát vị rốn đều tự khỏi khi ở độ 1 - 2 tuổi. Một số trường hợp khác bác sĩ sẽ tiến hành đẩy phần phình trở lại vào tận trong bụng khi khám. Ngoài ra, mọi người có thể điều trị bệnh bằng cách ấn nhẹ đồng xu xuống chỗ lồi để cố định, tuy nhiên, cần cần lưu ý tránh tình trạng bị nhiễm trùng.

Những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đối với những trẻ:

  • Mang lại cảm giác đau.
  • Kích thước phình ra và không giảm đi theo thời gian.
  • Những trẻ lên 4 tuổi vẫn không bị biến mất.
  • Phần thoát vị rốn có kích thước 1.5cm.
  • Lượng máu cung cấp đến ruột có khả năng bị ảnh hưởng.
  • Trẻ bị tắc ruột/ mắc kẹt.

Đối với người lớn các bác sĩ sẽ khuyên tiến hành phẫu thuật, nhằm tránh để lại những biến chứng xấu về sau. Nhất là những trường hợp bị thoát vị rốn ở mức độ nghiêm trọng và gây đau nhức.

Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp trên đã giúp mọi người biết rõ hơn về bệnh thoát vị rốn, cũng như những nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được thăm khám cụ thể.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222