Tin tức

Thứ ba: 28/02/2023 lúc 13:59
Nguyễn Nga

Bộ Giáo dục bác kiến nghị “bỏ xét tuyển Đại học bằng học bạ”

Trong các cuộc họp gần đây, cử tri kiến nghị bỏ xét tuyển Đại học bằng học bạ do e ngại trước tình hình chạy điểm, “làm đẹp” học bạ. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục bác kiến nghị “bỏ xét tuyển Đại học bằng học bạ”.

Bộ Giáo dục bác kiến nghị “bỏ xét tuyển Đại học bằng học bạ”

Trong khoảng ba năm gần đây, bên cạnh sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ trở thành phương thức xét tuyển đại học phổ biến. Hầu hết trong số hơn 240 trường đại học, học viện trên cả nước dành chỉ tiêu cho phương thức này.

Năm 2022, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường dành khoảng 240.000 chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ và xét tuyển kết hợp học bạ với các tiêu chí khác, chiếm 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học. Tỷ lệ nhập học của phương thức xét học bạ là 36,2%, trong 18 phương thức xét tuyển thì điều này đứng ở vị trí thứ 2, chỉ sau xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (52,3%).

Trong cuộc họp ngày 7/2, Cử tri Thanh Hóa đề nghị bỏ xét học bạ vào đại học vì lo nảy sinh việc chạy điểm, làm đẹp học bạ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng nội dung trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa về việc nghiên cứu bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ. Theo luật thì Bộ Giáo dục cho biết các trường đại học được tự chủ tuyển sinh.

Bộ Giáo dục bác kiến nghị “bỏ xét tuyển Đại học bằng học bạ”

>>>> Mách bạn: Hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn cấp THPT từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong công văn trả lời, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết Luật Giáo dục đại học năm 2018 cho phép các trường đại học tuyển sinh bằng các hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả hai.

Quy chế tuyển sinh đại học do Bộ ban hành cũng chỉ quy định nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các trường, còn trường đại học được tự chủ và chịu trách nhiệm về phương thức tuyển sinh. Vai trò của Bộ là chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế này.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, dù điểm học bạ có được sử dụng để xét tuyển đại học hay không, các trường phổ thông phải có trách nhiệm, biện pháp đảm bảo tin cậy, công bằng, đánh giá đúng kết quả của người học.

Như vậy, với việc xét tuyển đại học bằng học bạ có được sử dụng hay không thì tất cả các trường THPT khi tổ chức kỳ thi cũng cần có trách nhiệm đảm bảo công bằng. Từ đó, chúng ta mới có thể đánh giá được kết quả của người học một cách chính xác nhất.

Điều chỉnh mức học phí phù hợp với sinh viên

Bên cạnh đó, cử tri Thanh Hóa kiến nghị về việc nhiều trường đại học, nhất là các ngành kỹ thuật, khối ngành y, dược tăng học phí rất cao. Việc tăng học phí này có tác động không nhỏ tới nhu cầu của gia đình và nguyện vọng của thí sinh. Hiện may, có rất nhiều gia đình có  mức thu nhập bình quân, việc trang trải chi phí học phí lớn là điều đáng lo ngại.

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm điều chỉnh lộ trình thu học phí theo hướng tăng dần theo mức trần và quy định cụ thể về mặt thời gian để hoàn thành việc tăng học phí.

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Chính phủ đã ban hành nghị định số 81/2021, quy định mức học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập năm học 2021 - 2022 giữ ổn định, không tăng so với năm học 2020 – 2021. Điều này nhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Từ năm học 2022 - 2023, mức trần học phí điều chỉnh căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước và các chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm. Đên năm 2025, dự kiến tính đủ chi phí đào tạo.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị quyết số 165 ngày 20-12-2022 về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023. Theo đó, giữ ổn định mức học phí năm học 2022 - 2023 của các cơ sở giáo dục công lập bằng mức học phí năm học 2021 - 2022 để góp phần kiểm soát lạm phát. Từ đó, sẽ giúp nhiều gia đình có mức thu nhập bình quân giảm được gánh lo về học phí, ổn định đời sống, hỗ trợ học sinh có thể theo học được những ngành nghề mà mình yêu thích.

Bộ cũng dần điều chỉnh học phí phù hợp với sinh viên#

>>>> Click ngay: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn 2023 - THPT Hàm Long lần 1 (có đáp án)

Bên cạnh đó, trong kỳ thi năm 2023 này, thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng, đây là điểm lưu ý, trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay. Thời điểm này, các em cần cập nhật thông tin về đề án tuyển sinh của các trường để lựa chọn, lựa chọn các phương thức tuyển sinh phù hợp với bản thân.

Thí sinh vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường có tổ chức xét tuyển sớm (bằng phương thức xét học bạ, xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế...) như năm ngoái. Tuy nhiên, thí sinh vẫn cần phải đủ điều kiện đỗ tốt nghiệp THPT, phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo...

Trên đây là các thông tin về Bộ Giáo dục bác kiến nghị “bỏ xét tuyển Đại học bằng học bạ” mà trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp. Hy vọng các em đã có thêm những cái nhìn rõ nét hơn về kỳ thi quan trọng sắp tới. Chúc các em thành công!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Ngành Dược là một trong những nhóm ngành rất hot đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay bởi cơ hội việc làm cao....
Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp

Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi từ cách xếp phòng, vận chuyển đề thi đến xây dựng thư viện...
02871060222