Tin tức

Thứ ba: 02/10/2018 lúc 16:38
Nguyễn Trang

Dấu hiệu và những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận

Sỏi thận là một trong những căn bệnh thường gặp hiện nay ở nhiều người, nhất là đối với những người ở độ tuổi trưởng thành. Người ở độ trưởng trưởng thành thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận được biết đến là một tinh thể rắn hình thành từ trong thận từ những chất có trong nước tiểu. Quá trình này được gọi chung là sự hình thành và phát triển tạo sỏi thận. Kích thước sỏi thận lớn; bé khác nhau tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, có thể lớn đến vài cm.

Dấu hiệu và những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận 1
Bệnh sỏi thận là gì?

Những viên sỏi sẽ lấp bể thận và những ống mang nước tiểu từ thận đến các bàng quang/niệu quang, vì vậy được gọi là sỏi san hô. Bệnh lý sỏi thận do nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng bất kỳ đến phần nào của đường tiết niệu, từ thận đến bàng quang của mỗi người. Khi có những dấu hiệu của bệnh lý này mọi người cần đến những bệnh viện/trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám cụ thể.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh sỏi thận?

Nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trưởng Khoa Cao đẳng Dược - Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh cho biết những nguyên nhân gây nên bệnh thỏi thận phổ biến nhất hiện nay gồm có:

Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống không cân bằng giữa các chất như: ăn quá ít rau xanh, tuy nhiên lại ăn nhiều cá/thịt trong một khoảng thời gian dài sẽ làm tăng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, trong bữa ăn hàng ngày, chế độ ăn mặn khiến hàm lượng muối tăng cao và lâu dần sẽ hình thần nên những viên sỏi.

Uống quá ít nước mỗi ngày: Thói quen uống ít nước/nhiều nước trong cùng một lúc, vì vậy không cung cấp được đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự lắng đọng và tích trữ những chất cặn bã tạo thành sỏi trong cơ thể.

Hệ thống đường nước tiểu: đường nước tiểu có vấn đề khiến lượng nước tiểu không thể thất thoát ra bên ngoài được. Tình trạng này lâu dần sẽ làm lắng đọng; tích trữ và hình thành nên sỏi.

Lười vận động mỗi ngày: việc ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận.

Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: thói quen vệ sinh không sạch sẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng những vi trùng có nguy cơ xâm nhập gây nên bệnh viêm đường tiết niệu. Đồng thời, quá trình này tạo mủ khiến lắng đọng những chất bài tiết trong cơ thể và hình thành nên sỏi ở thận.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận

Sỏi thận được hiểu là một dạng của sỏi niệu và thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu/mạnh, chỗ khúc uống, gây tắc nghẽn. Đa phần những vị trí có sỏi thường là thận, sát bàng quang, niệu quản chậu, niệu đạo, lỗ sáo,... Trong quá trình di chuyển đặc biệt là sỏi gai sẽ gây nên tình trạng cọ xát vào đường niệu, vì vậy sẽ gây đau buốt, đi đái ra máu.

Trường hợp sỏi kẹt ở cuống đài thận, sỏi sẽ gây nên tình trạng chèn ép gây bế tắc cuống đài thận khiến đài thận giãn nở. Khi đài thận bị căng trướng nước tiểu sẽ gây nên áp lực tác động đến hệ thần kinh, vỏ thận vì vậy sẽ gây ra những cơn đau quặn thận.

Dấu hiệu và những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận 2
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận

Sỏi thận cọ xát vào đường niệu sẽ gây nên nguy cơ niêm mạc phù nề và gây viêm. Đây sẽ là điều kiện tốt nhất để những vi khuẩn xâm nhập làm viêm nhiễm đường tiểu. Theo đó, những người khi gặp phải tình trạng này sẽ thường xuyên bị đau lưng, nước tiểu đục và đái buốt.

Sỏi nằm tích tụ lâu ngày ở hai bên niệu đạo,... sẽ dễ dẫn đến tình trạng vô niệu, tức có nghĩa là không có nước tiểu. Dần dần chức năng thận bị suy giảm và gây nên tình trạng viêm nhiễm gây suy thận.

Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu vì vậy gây nên tình trạng viêm nhiễm và dẫn đến xơ hóa đường tiểu kể cả ở trên đài thận. Hậu quả nghiêm trọng sẽ là giảm chức năng co bóp đường tiểu, tồn đọng nước tiểu. Những trường hợp bị viêm nhiễm nặng dần dần sẽ bị hoạt tử đường tiểu, xuất hiện những lỗ rò ở niệu quản hay bàng quang. Hay có thể gây nên tình trạng vỡ bàng quang và vỡ thận do sỏi gây ra.

Những biến chứng của bệnh sỏi thận ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe khá nghiêm trọng. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể mình có những triệu chứng sau hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể:

  • Đi tiểu cảm thấy khó khăn;
  • Đi tiểu tiện ra máu;
  • Xuất hiện những cơn đau nghiêm trọng ngay cả lúc đang ngồi im cũng thấy đau buốt;
  • Cơn đau thường đi kèm thêm những tình trạng buồn nôn và nôn mửa;
  • Cơ thể luôn bị sốt và cảm giác ớn lạnh;
  • Để hạn chế tình trạng bệnh sỏi thận tiến tiến nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, theo đó mọi người nên:
  • Dùng liều lượng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học hợp lý đối với người đang mắc bệnh;
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, nên uống 2 - 3 lít nước/ngày;

Quay lại gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh của mọi người trở nên nghiêm trọng hơn để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Tổng hợp những thông tin Y Dược chúng tôi cung cấp trên nhằm cho mọi người biết được rõ về nguyên nhân cũng như những biến chứng nguy hiểm do bệnh sỏi thận gây nên. Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh hãy tìm đến gặp bác sĩ, đồng thời có chế độ ăn uống khoa học hợp lý để không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM trong số 12.500 giáo viên có hơn 63% muốn được hợp pháp việc dạy thêm ở nhà...
Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày vô cùng trọng đại tri ân những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta tới bến bờ...
02871060222