Tin tức

Thứ năm: 20/06/2019 lúc 17:04
Nguyễn Trang

Thuốc Cefoxitin có tác dụng như thế nào?

Cefoxitin là thuốc gì? Dùng thuốc được chỉ định điều trị bệnh như thế nào? Dưới đây các bác sĩ/ dược sĩ sẽ hỗ trợ những thông tin liên quan đến loại thuốc này mọi người cùng tham khảo.

Tìm hiểu tác dụng của thuốc Cefoxitin

Thuốc Cefoxitin là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị tình trạng bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc được chỉ định trước và trong quá trình phẫu thuật nhằm giúp ngăn chặn được tình trạng nhiễm trùng. Cefoxitin được xếp vào thuốc nhóm Cephalosporin. Thuốc Cefoxitin hoạt động bằng cách ngăn chặn được quá trình phát triển của vi khuẩn.

thuoc-Cefoxitin-1
Tìm hiểu tác dụng của thuốc Cefoxitin

Tuy nhiên, mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ để biết được liều lượng và cách dùng thuốc Cefoxitin tương ứng. Không được tự ý dùng thuốc hay ngừng dùng thuốc khi chưa được các bác sĩ sĩ cho phép.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Cefoxitin an toàn

Cefoxitin được chỉ định điều trị bằng đường tiêm tĩnh mạch, hay có thể tiêm bắp theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Liều lượng thuốc sẽ được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý cũng như khả năng đáp ứng điều trị của bạn.

Trong trường hợp dùng thuốc Cefoxitin tại nhà, mọi người cần phải tiến hành pha chế, sử dụng thuốc từ phía những nhân viên Y tế trước khi dùng thuốc. Đặc biệt, trước khi dùng thuốc mọi người cần phải kiểm tra kỹ sản phẩm thuốc bằng mắt thường, nếu phát hiện trong thuốc có cặn, bị biến đổi màu hay không. Nếu như xảy ra những tình trạng này mọi người hãy ngừng dùng thuốc. Trao đổi với các bác sĩ để được về cách bảo quản thuốc và xử lý sao cho an toàn.

Thuốc kháng sinh sẽ hoạt động hiệu quả tốt nhất nếu như lượng thuốc Cefoxitin được duy trì hoạt động ở mức ổn định. Do đó, mọi người cần phải dùng thuốc trong một khoảng thời gian bằng nhau để phát huy được tác dụng.

Tốt nhất mọi người hãy tiếp tục dùng thuốc Cefoxitin hết liều lượng được các bác sĩ chỉ định, ngay cả trong những trường hợp những triệu chứng bệnh đã biến mất sau đó vài ngày. Những trường hợp ngừng dùng thuốc quá sớm sẽ khiến cho các vi khuẩn tiếp tục phát triển và tình trạng nhiễm trùng sẽ tái phát trở lại.

Hãy báo cáo cho các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu như tình trạng bệnh lý vẫn tiếp diễn, hay trở nên nặng hơn.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefoxitin

Mọi người nên đi cấp cứu nếu như gặp phải bất kỳ dấu hiệu của những phản ứng dị ứng như: nổi phát ban, bị sưng mặt/ mũi/ lưỡi/ cổ họng, khó thở.

Những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng khi dùng thuốc có thể kể đến như:

+ Cơ thể bị sưng phù, đau nhức đầu và có thể sẽ bị rát ở vị trí tiêm thuốc.

+ Một số trường hợp bị tiêu chảy hay có thể đi ra máu trong thời gian dùng thuốc.

+ Bị nổi sốt, đau họng và bị rộp da, nổi phát ban ở trên da.

+ Nổi phát ban, ngứa ran ở mức độ nặng, đau nhức và yếu cơ.

+ Một số trường hợp có thể bị đau đầu ở mức độ nhẹ, ngất xỉu.

+ Cơ thể dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường và suy nhược cơ thể bất thường.

+ Tiểu tiện ít hơn so với bình thường hay không có nhu cầu.

+ Cơ thể bị sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể và xuất hiện những triệu chứng cảm cúm thông thường.

+ Co giật.

+ Bị vàng da.

thuoc-Cefoxitin-2
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefoxitin

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Cefoxitin đáng phải kể đến như:

  • Nổi phát ban ở mức độ nhẹ.
  • Gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa và đau bụng.
  • Đối với phụ nữ có thể bị ngứa hay khó chịu.

Tuy nhiên, không phải ai trong thời gian dùng thuốc Cefoxitin cũng gặp phải những tác dụng phụ nêu trên. Tốt nhất bệnh nhân hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ chỉ định. Trong trường hợp gặp bất kỳ thắc mắc gì hãy quay lại trao đổi cụ thể với các bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Cefoxitin

Trước khi dùng thuốc Cefoxitin điều trị bệnh mọi người cần phải lưu ý kỹ một số vấn đề như sau:

- Những trường hợp bị dị ứng với thuốc Cefoxitin hay những loại thuốc kháng sinh khác. Tốt nhất hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ trước khi sử dụng.

- Nói rõ với các bác sĩ về những loại thuốc đang dùng, hay có ý định dùng như: thảo dược, Vitamin/ khoáng chất, thực phẩm chức năng,... để bác sĩ xem xét và điều chỉnh về liều dùng.

- Những trường hợp bị dị ứng, mắc bệnh về gan, thận và viêm đại tràng, hay những trường hợp gặp phải vấn đề về dạ dày, suy tim, ung thư, tiểu đường,... cũng cần phải báo cáo rõ với bác sĩ.

- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, cho con bú hay có ý định mang thai cũng cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ.

Thuốc Cefoxitin có khả năng tương tác như thế nào?

Cefoxitin cũng giống như những loại thuốc khác có khả năng làm thay đổi hoạt động hay gia tăng thêm những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất hãy liệt kê toàn bộ những loại thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn để được các bác sĩ tư vấn cụ thể. Mọi người lưu ý không được tự ý ngừng dùng thuốc, thay đổi liều dùng khi chưa được các bác sĩ cho phép.       

Thuốc Cefoxitin có khả năng tương tác với những loại thực phẩm, thuốc lá hay bia rượu. Vì vậy, mọi người lưu ý trao đổi cụ thể với các bác sĩ về vấn đề trước khi dùng thuốc Cefoxitin. Lưu ý, thuốc Cefoxitin không được dùng trong mỗi bữa ăn hay dùng chung với những loại thức ăn khác.

Báo cáo rõ với các bác sĩ được biết nếu như đang gặp phải một trong những tình trạng sức khỏe như:

  • Người có tiền sử của bệnh tiêu chảy ở mức độ nặng.
  • Tiền sử về bệnh viêm đại tràng.
  • Tiền sử về co giật cũng cần phải thận trọng khi dùng thuốc, bởi một số trường hợp sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
  • Những người mắc bệnh thận cũng cần phải thận trọng khi dùng thuốc. Bởi khi dùng thuốc, sẽ tăng quá trình đào thải thuốc Cefoxitin ra khỏi cơ thể diễn ra chậm hơn.

Tổng hợp những thông tin cung cấp trên liên quan đến thuốc Cefoxitin và cách dùng thuốc an toàn. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin mang tính tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.

Khoa Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222