Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Tìm hiểu về liều lượng của vắc-xin dại
Vắc-xin dại được chỉ định dùng trong trường hợp nào? Liều lượng đối với mỗi bệnh nhân như thế nào? Dưới đây là những thông tin liên quan mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan.
Tác dụng của vắc-xin dại
Vắc-xin dại được xếp nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, kháng huyết thanh, phân nhóm vắc - xin, thuốc miễn dịch. Loại vắc-xin này có chứa virus đã được bất hoạt được dùng để tạo được miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại.
Vắc-xin dại cũng được các bác sĩ chỉ định sử dụng trước và sau khi phơi nhiễm. Loại vắc-xin tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vắc-xin dại này thường sử dụng với Globulin miễn dịch bệnh dại bởi phải mất khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày nhằm kháng thể đặc trị phát triển.
Liều lượng vắc-xin dại như thế nào?
Liều lượng vắc-xin dại được chỉ định dựa vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi cũng như khả năng đáp ứng điều trị bệnh. Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tương ứng đối với từng bệnh nhân.
Liều dùng vắc-xin dại dành cho người lớn
* Đối tượng người lớn được chỉ định:
- Tiêm vắc-xin dại trước khi phơi nhiễm:
- Liệu trình ban đầu được chỉ định dùng gồm 3 liều tương ứng: 1ml vào những ngày 0, 7, 28. Hoặc nếu như cần thiết có thể sử dụng liều thứ 3 trong ngày 21.
- Liều tăng cường: bác sĩ chỉ định dùng 1ml dựa trên hàm lượng kháng thể, cụ thể:
+ Trường hợp phơi nhiễm thường xuyên với dịch bệnh: sẽ được tiêm chủng tăng cường, hoặc có thể tiến hành xét nghiệm huyết thanh sau thời gian 2 năm.
+ Trường hợp phơi nhiễm liên tục với dịch bệnh: sẽ tiến hành làm xét nghiệm huyết thanh sau thời gian 6 tháng, tiêm chủng khi làm lượng kháng thể giảm cướng ở mức độ cho phép.
- Tiêm vắc-xin sau phơi nhiễm được chỉ định:
Trước tiêm mọi người cần phải làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ngay lập tức. Tốt nhất hãy tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với dịch bệnh, hoặc có thể ngừng tiêm chủng vắc-xin nếu như bệnh nhân không có nguy cơ mắc phải bệnh dại.
+ Đối với những trường hợp không tiêm chủng ban đầu đầy đủ: chỉ định 5 liều, mỗi liều tương ứng 1ml vào những ngày tương ứng 0, 3, 7, 14, 28.
+ Trường hợp đa được tiêm chủng ban đầu: dùng 2 liều và mỗi liều tương ứng 1ml vào những ngày 0 và 3.
* Đối với người cao tuổi:
- Chỉ định tiêm chủng vắc-xin trước khi phơi nhiễm với dịch bệnh, liệu trình được chỉ định tương ứng:
- Liều dùng ban đầu bao gồm 3 liều tương ứng: 1ml vào những ngày 0, 7, 28.
- Liều vắc-xin dại tăng cường: 1ml dựa trên hàm lượng kháng thể. Trường hợp phơi nhiễm liên tục với dịch bệnh, nhưng cần phải tiến hành xét nghiệm huyết thanh sau 6 tháng, tiêm chủng nếu hàm lượng kháng thể sẽ giảm xuống ở mức cho phép.
+ Trường hợp phơi nhiễm thường xuyên với dịch bệnh: chỉ định tiêm liều tăng cường, hoặc có thể tiến hành xét nghiệm huyết thanh sau thời gian 2 năm.
+ Người bị phơi nhiễm không thường xuyên với dịch bệnh: liều dùng này chưa được khuyến cáo.
- Tiêm vắc-xin dại sau phơi nhiễm với dịch bệnh được chỉ định:
Trước tiên cần phải làm sạch vết thương bằng xà bông và bằng nước ngay lập tức. Hãy tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với dịch bệnh, có thể ngừng tiêm vắc-xin nếu như bệnh nhân không có nguy cơ mắc phải bệnh dại.
+ Những trường hợp không được tiêm chủng ban đầu đầy đủ được chỉ định 5 liều, mỗi liều tương ứng 1ml vào những ngày tương ứng 0, 3, 7, 14, 28.
+ Những người đã được tiêm chủng ban đầu: chỉ định dùng 2 liều và mỗi liều tương ứng 1ml vào các ngày 0 và 3.
Hướng dẫn liều dùng vắc-xin dại dành cho trẻ em
Chỉ định tiêm vắc-xin dại trước khi phơi nhiễm với dịch bệnh được chỉ định cụ thể như sau:
- Tiêm vắc-xin trước khi phơi nhiễm dịch bệnh được chỉ định:
- Liều dùng ban đầu được chỉ định gồm 3 liều tương ứng 1ml vào những ngày 0, 7, 28.
- Liều dùng tăng cường: chỉ định 1ml dựa trên hàm lượng kháng thể. Đối với những liệu trình ban đầu liên tục với dịch bệnh sẽ tiến hành xét nghiệm huyết thanh 6 tháng, tiêm chủng khi làm lượng kháng thể giảm xuống đặt ở mức cho phép. Theo đó, liều dùng được chỉ định cụ thể như sau:
- Người không được phơi nhiễm không thường xuyên với dịch bệnh: hiện nay chưa được khuyến cáo.
- Trường hợp bị phơi nhiễm thường xuyên với dịch bệnh: có thể sẽ được chỉ định tăng cường liều và tiến hành xét nghiệm huyết thanh sau 2 năm.
- Tiêm vắc-xin sau khi phơi nhiễm với dịch bệnh được chỉ định tương ứng:
Trước tiêm mọi người cần phải làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch ngay lập tức. Cần phải tiêm vắc-xin dại càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với dịch bệnh. Hoặc có thể ngừng tiêm vắc-xin trong trường hợp không có nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
+ Đối với trường hợp không tiêm chủng ban đầu đầy đủ được chỉ định 5 liều, mỗi liều tương ứng 1ml vào những ngày 0, 3, 7, 14, 28.
+ Những trường đã được tiêm chủng ban đầu đầy đủ: chỉ định dùng 2 liều và mỗi liều tương ứng 1ml vào những ngày 0, 3.
Hướng dẫn cách sử dụng vắc-xin dại an toàn
Mọi người cần phải đọc kỹ hướng dẫn về cách sử dụng vắc-xin dại ở trên sản phẩm, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trong những lần dùng thuốc, tái sử dụng lại vắc-xin.
Tốt nhất nếu trong thời gian dùng thuốc nếu như gặp bất kỳ thắc mắc gì hoặc không hiểu rõ về cách sử dụng hãy quay lại trao đổi với các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Một số tác dụng phụ khi dùng vắc-xin dại
Trong thời gian tiêm vắc-xin dại mọi người có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ như:
- Đau nhức đầu.
- Đau bụng.
- Khó chịu và choáng váng.
- Đau cơ.
- Gây cảm giác nôn mửa.
- Những phản ứng xuất hiện tại vị trí tiêm thuốc như: đau nhức, sưng và ngứa ngáy khó chịu.
Nhưng không phải ai trong thời gian tiêm vắc-xin dại cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Do đó, mọi người cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ và nếu như gặp phải những thắc mắc khác liên quan trong quá trình tiêm vắc-xin này cần quay lại trao đổi với bác sĩ.
Những lưu ý trước khi tiêm vắc-xin dại
Khả năng mắc phải tình trạng phản ứng phức hợp miễn dịch từ khoảng 2 - 21 ngày sau khi dùng những liều tăng cường HDCV với những triệu chứng đi kèm như: bị viêm khớp, gây cảm giác buồn nôn, khó chịu, phù mạch, nôn mửa và sốt khó chịu.
Cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng vắc-xin dại đối với những người mắc chứng rối loạn chảy máu, những người đang được điều trị bằng thuốc chống đông, người bị suy giảm hệ miễn dịch ở mức độ nghiêm trọng. Lưu ý, không được dùng vắc-xin dại đối với những trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh dại.
Quá trình phòng ngừa phơi nhiễm có thể sẽ được bắt đầu kể từ thời gian từ khi được phơi nhiễm với dịch bệnh, cho đến khi những dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại không còn xuất hiện nữa. Đồng thời, thận trọng với phụ nữ mang thai hay đang trong thời gian cho con bú.
Tổng hợp thông tin trên các giảng viên Cao đẳng Y Dược chia sẻ đến mọi người được biết về vắc-xin dại và liều dùng tương ứng. Nhưng trên đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ.