Tin tức

Thứ hai: 11/11/2019 lúc 12:00
Nguyễn Trang

Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý gây nên tình trạng đau rát ở phần hậu môn hoặc có thể xuất hiện tình trạng chảy máu khi đi tiêu. Vậy, đâu là những triệu chứng nhận biết bệnh lý này. Dưới đây là những thông tin liên quan đến bệnh này, mọi người cùng tìm hiểu kỹ để tránh mắc bệnh và để lại biến chứng cho sức khỏe về sau.

Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là một trong những tình trạng có xuất hiện những vết rách tại niêm mạc hậu môn và gây cảm giác đau, thông thường sẽ xuất hiện khi gắng sức đưa phân cứng ra ngoài. Đây được xem là một trong những bệnh lý điển hình nhất thường tạo ra những cảm giác đau rát tại phần hậu môn, chảy máu khi đi tiêu.

nut-ke-hau-mon-1
Bệnh lý nứt kẽ hậu môn là gì

Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người ở độ tuổi trung niên, hoặc có thể xuất hiện ở một số đối tượng ở độ tuổi thiếu niên. Bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ được điều trị hết hẳn trong khoảng vài tuần nếu như tình trạng táo bón được cải thiện. Nhưng cũng có một số trường hợp mắc phải bệnh mãn tính và cần phải tiến hành điều trị bằng quá trình phẫu thuật với có thể điều trị dứt điểm.

Theo đó, bệnh nứt kẽ hậu môn có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Nứt kẽ hậu môn tái phát.
  • Nứt hậu môn mãn tính: tình trạng bệnh này nếu như không được điều trị dứt điểm, sau 6 tuần sẽ trở thành bệnh mãn tính.
  • Vứt nứt cũng có thể lan vào cơ vòng hậu môn: khi đó sẽ khiến cho vết nứt khó lành và cần phải tiến hành điều trị bằng thuốc, hoặc cần phải tiến hành phẫu thuật.

Những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh nứt kẽ hậu môn

Một số bác sĩ chuyên khoa và một số giảng viên thuộc Khoa Cao đẳng Dược ở TPHCM chia sẻ cụ thể về những triệu chứng cơ bản để nhận biết được bệnh lý này bao gồm:

  • Xuất hiện tình trạng chảy máu đỏ dính ở trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu. Hoặc cũng có thể xuất hiện vài giọt ở trên bồn cầu.
  • Đau khi trong quá trình đi tiêu.
  • Phần máu đỏ tươi sẽ tách biệt đối với phần phân.
  • Có thể sẽ bị ngứa ngáy và kích thích xung quanh hậu môn.
  • Đau sau khi đi tiêu có thể sẽ kéo dài đến vài giờ đồng hồ.
  • Nứt da xung quanh phần hậu môn.
  • Mẫu da thừa gần với vết nứt hậu môn.

Có thể các bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng khác không được liệt kê cụ thể tại đây. Tốt nhất nếu như gặp phải bất kỳ vấn đề gì bất thường đối với sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa, khi đó mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám cụ thể. 

Những nguyên nhân gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn

Những nguyên nhân thường gặp khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn bao gồm:

  • Những trường hợp bị táo bón.
  • Phân lớn hoặc phân cứng.
  • Bị viêm vùng hậu môn trực tràng.
  • Xuất hiện tình trạng tiêu chảy mãn tính.
  • Bệnh Crohn haowjc có thể bị viêm ruột.
  • Quá trình vệ sinh đẻ gây nên những chấn thương ống hậu môn.

Những trường hợp hiếm, bệnh nứt kẽ hậu môn cũng có thể phát triển, cụ thể:

  • Những người mắc bệnh HIV;
  • Giang mai;
  • Lao;
  • Bị ung thư trực tràng;
  • Herpes.

Theo đó, những yếu tố làm gia tăng về nguy cơ mắc bệnh lý này, bao gồm: 

  • Tình trạng lão hóa;
  • Trẻ nhỏ;
  • Liên quan đến vấn đề sinh đẻ;
  • Bị táo bón;
  • Bệnh Crohn;
  • Hoặc quá trình giao hợp qua ngả hậu môn.

Phương pháp điều trị bệnh

1. Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ quá trình thăm khám hậu mộ, quan sát thông qua khe nứt. Đối với những trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tràng theo cách đưa một ngón tay đeo găng vào ống hậu môn. Hoặc có thể sử dụng một ống ngắn có đèn soi để kiểm tra ống hậu môn.

nut-ke-hau-mon-2
Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Trước khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ sẽ xem xét đâu là bệnh lý gây ra nứt hậu môn như bệnh Crohn, bị viêm ruột, đồng thời sẽ tiến hành làm những xét nghiệm như:

- Nội soi đại tràng: áp dụng đối với những bệnh nhân > 50 tuổi, hoặc xuất hiện những yếu tố có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng, những triệu chứng khác như bị tiêu chảy và đau bụng, hoặc những dấu hiệu quả bệnh lý khác.

- Soi đại tràng Sigma: thực hiện đối với những bệnh nhân < 50 tuổi, không có yếu tố nguy cơ đối với bệnh đường ruột hoặc mắc bệnh ung thư đại tràng.

2. Tổng hợp những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh lý nứt hậu môn cấp tính thương thường sẽ được chữa lành trong khoảng vài tuần, trong trường hợp các bạn áp dụng những thói quen ăn uống phù hợp. Đặc biệt, tăng cường dung nạp những thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng chất xơ, uống nhiều nước nhằm tăng khả năng làm mềm phân.

Đối với những triệu chứng bệnh vẫn đang còn tiếp tục tồn tại, khi đó các bạn hãy tiến hành áp dụng những phương pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng kem gây tê như: lidocain hydroclorid (Xylocaine®).
  • Chỉ định dùng nitroglycerin bên ngoài.
  • Một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Botulinum toxin loại A (Botox®).
  • Dùng thuốc huyết áp tương ứng như: Diltiazem, Nifedipine,... nhằm làm tăng khả năng giãn cơ vòng của hậu môn.
  • Tiến hành làm phẫu thuật đối với những bệnh nhân mắc bệnh nứt hậu môn mãn tính.

Chế độ sinh hoạt giúp kiểm soát bệnh

Nhằm có thể kiểm soát tối đa được tình trạng bệnh lý nứt hậu môn, tốt nhất mọi người hãy áp dụng một số giải pháp như sau: 

  • Uống nhiều nước mỗi ngày nhằm có khả năng ngăn ngừa được tình trạng táo bón.
  • Hỗ trợ tăng cường thêm hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống như: ăn nhiều loại rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc.
  • Hãy luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, khi đó sẽ thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên, đồng thời tăng cường lượng máu đến tất cả những phần trên cơ thể thúc đẩy được quá trình chữa nứt hậu môn.   
  • Tránh tình trạng rặn quá mức trong quá trình đi tiêu. Bởi quá trình rặn sẽ tạo ra áp lực gây nên tình trạng rách mới hoặc rách vết nứt hậu môn đã lành. Mọi người cần phải biết được cách sắp xếp thời gian mỗi ngày để có thể đi tiêu thoải mái nhất. 

Theo đó, cách phòng ngừa bệnh nứt hậu môn tái phát hiệu quả nhất là ngăn ngừa bệnh táo bón. Bên cạnh đó đối với những bệnh đặc biệt, nguyên nhân gây nên bệnh này là do chế độ ăn ít chất xơ, ít uống nước và vận động. Mọi người hoàn toàn có khả năng điều trị bệnh táo bón bằng các thay đổi về chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, mọi người hãy luyện tập thói quen đi tiêu vào cùng một thời điểm trong ngày, điều này phòng ngừa được bệnh táo bón hiệu quả.

Những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về bệnh nứt kẽ hậu môn là gì, những triệu chứng cơ bản để nhận biết bệnh. Khi phát hiện sức khỏe mình có những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa, mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế đề được bác sĩ thăm khám cụ thể.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222