Tin tức

Thứ sáu: 17/05/2019 lúc 11:48
Nguyễn Trang

Việt Nam chế tạo Robot hỗ trợ Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh

Sự ra đời của Robot thay thế Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh được coi là một trong những bước tiến mới trong ngành chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại khiến nhiều người theo học Điều dưỡng về việc lo lắng về cơ hội tìm kiếm việc làm.

Thực trạng nguồn nhân lực ngành Điều dưỡng Việt Nam đang thiếu hụt

Thống kê chung cho thấy, tại Việt Nam có trên 10 triệu người cao tuổi, dự báo đến năm 2030 sẽ có gần khoảng 19 triệu, năm 2050 có khoảng 28 triệu. Vì vậy, đòi hỏi hệ thống chăm sóc xã hội, chăm sóc sức khỏe cần phải có hướng điều chỉnh, thích nghi phù hợp.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn có cho biết: Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, với tỷ lệ người cao tuổi trên 60 tuổi. Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam được các nhà khoa học trong nước và quốc tế dự báo thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

robot-ho-tro-dieu-duong-1
Việt Nam chế tạo Robot hỗ trợ Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh

Nhà nước đã chỉ đạo và yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội thực hiện về công tác tuyển sinh, đào tạo bổ sung thêm nguồn nhân lực ngành Điều dưỡng tư hệ Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học Điều dưỡng.

Đối với bậc Cao đẳng được đánh giá là bậc đào tạo trực tiếp về kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, đảm nhiệm những yêu cầu cần phải công việc đề ra. Hiện nay, một số trường đào tạo hệ Cao đẳng Điều dưỡng được đánh giá cao như: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Dược Sài Gòn,... Tại đây sẽ là môi trường hình thành cho sinh viên được những kiến thức, kỹ năng liên quan trong ngành nghề.

Tuy nhiên, nếu chỉ chờ vào nguồn nhân lực ngành Điều dưỡng được đào tạo tư những trường uy tín chất lượng, thì số lượng Điều dưỡng viên không thể đáp ứng được những yêu cầu công việc đưa ra. Vì vậy, đã có một số giải pháp can thiệp như: hỗ trợ thêm công nghệ hiện đại trong quá trình chăm sóc người bệnh và người cao tuổi.

Việt Nam chế tạo Robot thay thế Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh

Robot chăm sóc người bệnh là một trong những 9 sản phẩm đoạt giải Nhất Cuộc thi sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2017 được tổ chức vào ngày 16/12. Sản phẩm máy bón thức ăn tự động cho người bệnh với tên gọi là Feedbod của nhóm sinh viên Khoa Cơ khí chế tạo máy - Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh gây được nhiều chú ý bởi tính độc đáo.

Theo như sinh viên Trần Tấn Thanh, đại diện nhóm cho biết: Ý tưởng của một sinh viên nảy sinh ra khi gia đình có người bị bệnh, không thể tự chăm sóc trong khi đó nhà lại neo người.

Máy này có khả năng thực hiện công việc như một Điều dưỡng viên, Robot bao gồm: 2 bộ phận chính đó là cánh tay và mâm thức ăn. Cánh tay bao gồm 2 động cơ điều khiển những động cơ trên. Khi nhận được tín hiệu từ chiếc điều khiển từ xa, vi điều khiển trung tâm sẽ khiến 3 động cơ chạy theo chu trình thiết lập. Theo đó, những người sử dụng có thể điều chỉnh chiều cao của cánh tay phù hợp với cơ thể, mâm cơm có thể xoay, giúp người bệnh chọn món ăn.

Đại diện có chia sẻ: “Thiết bị còn có thể giúp ích cho người bị tai biến, bệnh Parkinson, bại liệt, tàn tật. Chúng tôi đang nuôi kế hoạch cho sản phẩm trở nên đại trà, phục vụ nhiều người hơn”.

Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2017 do 4 cơ quan là: Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học & Công nghệ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức. Mục tiêu của giải thích nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Robot ra đời liệu có ảnh hướng đến cơ hội việc làm của sinh viên theo học ngành Điều dưỡng không?

Có rất nhiều sinh viên theo học ngành Điều dưỡng lo ngại rằng khi robot xuất hiện liệu sau khi tốt nghiệp ra trường, cơ hội lựa chọn việc làm có cao không.

Không ai phủ nhận rằng sự ra đời của Robot được đánh giá là một trong những nước phá mới trong quá trình chăm sóc sức khỏe của con người, giúp đất nước giải quyết được phần nào về nhân lực trong ngành Điều dưỡng. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa thể thay thế hoàn toàn vai trò, nhiệm vụ và chức năng, công việc của người Điều dưỡng.

robot-ho-tro-dieu-duong-2
Robot ra đời liệu có ảnh hướng đến cơ hội việc làm của sinh viên theo học ngành Điều dưỡng không?

Nghề Điều dưỡng có một quy tắc đạo đức quan trọng và hàng đầu là đặt chăm sóc bệnh. Điều dưỡng viên phải chú ý đến từng chi tiết để phục vụ công việc, báo cáo chuẩn với bác sĩ/ Điều dưỡng viên cấp cao. Cần phải bình tĩnh, linh hoạt và có lòng tự trọng,.. đây là những tố chất cần thiết để trở thành một Điều dưỡng viên giỏi.

Điều dưỡng viên không chỉ dừng lại những công việc về đút cơm, đưa nước, dìu dắt… người bệnh mà còn trả lời những thắc mắc của bệnh nhân và hỗ trợ xét nghiệm. Ngoài ra, thường xuyên trò chuyện, trao đổi và chia sẻ để người bệnh, nhằm giúp bệnh nhân phục hồi nhanh nhất cũng như người cao tuổi có tinh thần thoải mái nhất để kéo dài tuổi thọ. Những yêu cầu đó chưa một robot nào có thể thay thế cho con người.

Vì vậy, có thể nói “Robot chăm sóc người cao tuổi” ra đời chỉ phần nào hỗ trợ người Điều dưỡng chứ không thể thay thế hoàn toàn một Điều dưỡng viên chuyên nghiệp. Ngay cả Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong việc chế tạo robot hiện đại với hàng trăm chức năng để phục vụ con, chăm sóc người bệnh nhưng vẫn cần số lượng lớn Điều dưỡng viên tốt nghiệp từ hệ Trung cấp/ Cao đẳng Điều dưỡng ở Việt Nam.

Sinh viên theo học Cao đẳng Điều dưỡng vẫn có hàng ngàn cơ hội việc làm nếu như có kỹ năng, kiến thức tốt. chuyên nghiệp khi làm việc thì chắc chắn không một Robot nào có thể “lấy đi” công việc của bạn được.

Nguồn: tintuc60

Chia sẻ

Tin tức liên quan

02871060222