Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Bật mí những phương pháp điều trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả
Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý nhiều người mắc phải. Nhưng mọi người không được xem thường bởi nếu không trị nhiệt miệng dứt điểm sẽ dễ gây những biến chứng về sau đối với sức khỏe.
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Bệnh nhiệt miệng hay còn được gọi là loét áp - tơ, sẽ xuất hiện một vết loét hoặc có thể là vết rộp nhỏ, thông thường sẽ là màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Theo đó, chúng sẽ phát triển trên những mô mềm ở trong miệng hoặc có thể xuất hiện ngay trên nướu. Không giống như bệnh Herpex ở trên môi, các vết thương này không xảy ra ở trên bề mặt của môi và sẽ không có mức độ lây lan.
Triệu chứng & Nguyên nhân nhận biết bệnh nhiệt miệng
Những triệu chứng nhận biết bệnh nhiệt miệng
Khi mắc phải bệnh nhiệt miệng, các bạn có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như:
- Luôn trong cảm giác ngứa râm ran ở trong miệng.
- Xuất hiện một vết loét nhỏ, có màu bầu dục và có màu vàng hoặc trắng.
Một vùng sẽ xuất hiện màu đỏ và gây đau ở trong miệng.
Hoặc các bạn có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng khác không được cập nhật cụ thể tại đây. Tốt nhất khi mắc phải các dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe răng miệng, khi đó mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.
Những nguyên nhân gây bệnh
Theo các bác sĩ chuyên gia và một số giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về những nguyên nhân gây nên bệnh lý này như sau:
- Có xuất hiện tổn thương nhỏ trong miệng do đánh răng quá mức. Những tai nạn khi chơi thể thao hoặc có thể vô tình tự cắn vào má bên trong khoang miệng.
- Những trường hợp đang trong tình trạng thiếu hụt hàm lượng Vitamin B12, Folate, sắt hoặc kẽm.
- Các thức ăn ở mức độ nhạy cảm như: cafe, socola, dâu tây, những loại hạt, thực phẩm nhiều gia vị, hoặc có vị chua, trứng,...
- Xuất hiện những phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
- Trường hợp bị suy giảm về lượng hormone trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Áp lực trong công việc, bị stress.
- Helicobacter pylori - Loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng.
Tổng hợp những phương pháp điều trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả
Khi bị nhiệt miệng khiến các bạn khó chịu, đặc biệt gặp khó khăn trong quá trình ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trị nhiệt miệng ngay tại nhà rất hiệu quả các bạn có thể cân nhắc lựa chọn nhằm tránh để lại những biến chứng về sau đối với sức khỏe răng miệng.
Theo đó, khi mắc phải bệnh lý nhiệt miệng các bạn có thể cân nhắc lựa chọn một trong những phương pháp như sau:
1. Trị nhiệt miệng bằng Baking soda
Baking soda có tác dụng trong quá trình giúp các bạn có thể cân bằng được độ pH, giảm được tình trạng viêm nên vết loét sẽ nhanh lành hơn. Mọi người có thể sử dụng Baking soda để trị nhiệt miệng theo cách sau:
- Hòa tan 5g Baking soda vào trong khoảng 230ml nước.
- Hãy tiến hành súc miệng với dung dịch Baking soda trong khoảng 15 - 30 giây rồi nhổ ra.
- Súc miệng với dung dụng này trong khoảng vài giờ một lần (nếu cần).
2. Sử dụng dung dịch nước muối
Đây là một trong giải pháp điều trị nhiệt miệng tại nhà thường được nhiều người lựa chọn. Dung dịch nước muối sẽ khiến các bạn hơi bị rát, tuy nhiên sẽ giúp làm cho vết thương khô nhanh hơn. Các bạn hãy thực hiện phương pháp này theo những bước sau:
- Trước tiên hãy hòa tan 5g muối trong khoảng 230ml nước ấm.
- Tiếp đến hãy súc miệng với dung dịch nước muối trong vòng khoảng từ 15 - 30 phút rồi hãy nhổ ra.
- Tiến hành súc miệng nhiều lần cách nhau vài giờ nếu như cần thiết.
3. Trị nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong
Như chúng ta đã biết mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Một nghiên cứu trong năm 2014 đã chứng minh mật ong có hiệu quả trong việc khiến cho vết thương ở miệng bớt đau và sưng đỏ. Vì vậy, chúng có khả năng ngăn ngừa được những nhiễm trùng thứ cấp hiệu quả.
4. Lựa chọn sữa chua
Bệnh nhiệt miệng do vi khuẩn Helicobacter pylori, hoặc có thể do bệnh viêm ruột gây ra. Trong trường hợp chúng ra đẩy lùi được vi khuẩn Helicobacter pylori, những bệnh viêm ruột, đồng nghĩa với việc các bạn sẽ điều trị được bệnh nhiệt miệng hiệu quả.
Những nghiên cứu từ năm 2007 đã chỉ ra rằng những men vi sinh sống như Lactobacillus sẽ có tác dụng trong quá trình tiêu diệt được được H. pylori, điều trị được bệnh đường ruột hiệu quả. Vì vậy, đối với những trường hợp đang mắc bệnh nhiệt miệng do vi khuẩn H. pylori , nên sử dụng sữa chua khi đó sẽ giúp cho vết thương nhanh lành. Mỗi ngày các bạn hãy ăn ít nhất khoảng 245g sữa chua nhằm phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
5. Sử dụng trà cúc La Mã
Cúc La Mã được xem là một trong những phương pháp thuốc tự nhiên giúp mọi người có thể chữa lành được những vết thương và giảm đau hiệu quả. Trong loại hoa này có chứa 2 hợp chất đó là azulene và levomenol, do đó có khả năng chống viêm và sát trùng hiệu quả.
Theo đó, các bạn có thể đắp túi trà hoa cúc lên vết thương nhiệt miệng trong khoảng vài phút nhằm làm dịu vết thương. Hoặc các bạn cũng có thể súc miệng bằng trà cúc La Mã mới pha khoảng 3 - 4 lần/ ngày.
6. Trị nhiệt miệng bằng dầu dừa
Theo một số nghiên cứu đã chứng minh rằng dầu dừa có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Sử dụng dầu dừa nhằm điều trị được vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra và ngăn ngừa được tình trạng nhiệt miệng lây lan.
Bên cạnh đó, dầu dừa cũng là một trong những chất chống viêm tự nhiên, có khả năng làm vết thương bớt đỏ và giảm đau hiệu quả.
7. Sử dụng Oxy già
Oxy già sẽ giúp cho những vết thương trong miệng được nhanh lành hơn bằng cách giảm vi khuẩn và làm sạch vết loét trong miệng. Theo đó, để trị nhiệt miệng các bạn hãy tiến hành thực hiện như sau:
- Hãy pha loãng dung dịch Oxy già 3% với một lượng nước tương ứng.
- Tiếp đến hãy sử dụng tăm bông, hoặc bông gòn để thấm dung dịch.
- Hãy thoa dung dịch trực tiếp lên vết loét vài lần trong ngày.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể pha loãng Oxy già để làm nước súc miệng. Hãy tiến hành súc miệng bằng dung dịch này khoảng 1 phút rồi nhổ ra và tiến hành súc lại bằng nước sạch.
Tổng hợp những thông tin chung tôi cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người được về những phương pháp trị nhiệt miệng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như tình trạng bệnh lý nhiệt miệng nặng hơn hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường, khi đó hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.