Tin tức

Thứ ba: 22/10/2019 lúc 15:10
Nguyễn Trang

Bệnh tiểu đường - Đối tượng & Những triệu chứng nhận biết bệnh

Bệnh tiểu đường thường gặp ở nhiều người và có diễn biến bệnh khó có thể lường trước được. Do đó, mọi người cần phải biết rõ được những triệu chứng nhận biết bệnh cơ bản, nhằm sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị tương ứng.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh đái tháo đường. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính rất phổ biến hiện nay. Khi mắc phải bệnh lý này, có thể sẽ mất đi khả năng sử dụng, hoặc sản xuất ra lượng hormone Insulin một cách phù hợp.

benh-tieu-duong-1
Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường

Mắc bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn đang có lượng đường trong máu ở mức cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với cơ thể trong đó gồm cả ở mắt, thần kinh hoặc đối với sức khỏe của tim.

Tìm hiểu những triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường

Mọi người cần phải nhận biết được những dấu hiệu của bệnh tiểu đường và sớm đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và ta vấn về phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Theo đó, các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho chia sẻ đến mọi người về những triệu chứng nhận biết bệnh bao gồm:

+ Đói và cơ thể mệt mỏi: cơ thể của bạn sẽ tiến hành chuyển hóa thức ăn thành lượng Glucose mà tế bào đang sử dụng để lấy năng lượng. Tuy nhiên, những tế bào cần chính là Insulin để hấp thụ Glucose. Trường hợp cơ thể không tạo đủ, hoặc bất kỳ loại Insulin nào, hoặc những tế bào của bạn kháng lại lượng Insulin trong cơ thể tạo ra, khi đó Glucose sẽ dễ dàng xâm nhập và không tạo ra được năng lượng. Do đó, sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi và đói hơn so với bình thường.

+ Bị khô miệng hoặc ngứa da: cơ thể của các bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, do đó độ ẩm cho những bộ phận khác sẽ ít hơn. Vì vậy, các bạn có thể sẽ bị mất nhiều nước, miệng luôn cảm giác khô. Da khô có thể sẽ khiến các bạn bị ngứa ngáy.

+ Đi tiểu tiện thường xuyên hơn do với bình thường và khát hơn: đối với một người bình thường phải đi tiểu từ 4 - 7 lần/ ngày, tuy nhiên những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi đó số lượng đi tiểu sẽ nhiều hơn. Do thông thường cơ thể sẽ tiến hành tái hấp thu Glucose khi đi qua thận. Nhưng những người mắc bệnh sẽ đẩy lượng đường vào trong máu đạt mức cao, thận sẽ không đưa tất cả trở lại. Đây chính là nguyên nhân tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. Kết quả khi mắc bệnh này các bạn sẽ có nhu cầu đi tiểu tiện nhiều hơn, hoặc cũng có thể đi đại tiện nhiều hơn do với bình thường.

Vấn đề thị lực bị suy giảm: thay đổi mức chất lỏng ở trong cơ thể cũng có thể khiến cho tròng mắt trong mắt bạn sưng lên, do đó sẽ khiến cho mắt bị mờ và giảm thị lực.

Triệu chứng bệnh tiểu đường loại 1

Đối với bệnh tiểu đường loại 1 thường được chẩn đoán ở người trẻ tuổi và trẻ em, hoặc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Một đứa trẻ có thể gặp phải những triệu chứng tiểu đường như:

Gây buồn nôn và ói mửa: khi có thể sử dụng để sốt cháy chất béo, khi đó sẽ tạo ra Ketone. Khi đó, chúng ra sẽ tích tụ trong máu đến mức nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng và được gọi là nhiễm toan đái tháo đường. Đối với tình trạng này cần phải điều trị Y tế ngay lập tức.

Tình trạng giảm cân không có kế hoạch: trường hợp cơ thể không thể lấy năng lượng từ thức ăn, khi đó nó sẽ bắt đầu đốt cháy cơ bắp và chất béo để lấy năng lượng. Khi đó, các bạn sẽ rơi vào tình trạng giảm cân dù cho khẩu phần ăn uống không bị thay đổi.

Những triệu chứng tiểu đường loại 2

Tiểu đường loại 2 bệnh nhân có thể không nhận thấy được những triệu chứng đột ngột, nhưng những dấu hiệu cảnh báo được liệt kê ở trên sẽ cảnh báo về tình trạng tiềm ẩn. Theo đó, các bạn sẽ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường từ phía các bác sĩ thăm khám. Đa phần, người bệnh cần phải không bao giờ cảm nhận được những dấu hiệu cảnh báo rõ. Bệnh tiểu đường có thể sẽ phát triển trong nhiều năm, những dấu hiệu cảnh báo có thể sẽ rất khó có thể chẩn đoán. Theo đó, những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm:

Bị viêm loét hoặc vết cắt chậm lành: theo thời gian lượng đường trong máu sẽ cao có thể sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn, gây tổn thương đến thần kinh khiến cho cơ thể khó chữa lành được vết thương. Có thể bị đau, tê ở vùng chân hoặc tay. Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh.

Bị nhiễm trùng nấm men: cả đàn ông cũng như phụ nữ mắc phải bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Nấm men ăn Glucose, do đó có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể sẽ phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm, ẩm của da trong đó bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục. 

Triệu chứng mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Lượng đường trong máu ở mức độ cao hơn khi mang thai thường không có những triệu chứng đi kèm. Do đó, khi cảm thấy hơi khát hơn so với bình thường, hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Những đối tượng nào dễ mắc phải bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường có thể xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào kể cả tiểu đường loại 1 và loại 2. Theo đó, các bạn sẽ có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu khác khác nhau khi mắc bệnh. Tốt nhất nếu như nghi ngờ bản thân mình đang mắc phải bệnh lý này, khi đó hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc Trung tâm Y tế đến được các bác sĩ thăm khám và tư vấn đề phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.

benh-tieu-duong-2
Tìm hiểu những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường

Những trường hợp nghi ngờ bản thân mình đang mắc phải bệnh lý này cần phải đi khám ngay lập tức. Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ yêu cầu các bạn nói ra những triệu chứng bạn đang mắc phải, thăm hỏi về tiền sử gia đình đã có ai mắc bệnh hay không, những loại thuốc đã uống và những dị ứng bạn gặp phải. Dựa vào tất cả những thông tin cung cấp, các bác sĩ sẽ quyết định cho các bạn làm những thí nghiệm.

Theo đó, những thí nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh tiểu đường bao gồm: 

  • Đường huyết khi đang đói: bạn cần phải nhịn ăn ít nhất khoảng 8h trước khi tiến hành làm thử nghiệm này.
  • A1C: đối với xét nghiệm này sẽ cho thấy lượng đường huyết của bạn ở mức trung bình trong vòng 2 hoặc 3 tháng vừa qua. Không yêu cầu các bạn cần phải nhịn ăn, hoặc nhịn uống.
  • Xét nghiệm Glucose huyết tương ngẫu nhiên: có thể tiến hành làm xét nghiệm bất cứ lúc nào, tuy nhiên cần nhịn ăn.
  • Dung nạp Glucose: cần phải tiến hành thử nghiệm tầm khoảng 2 - 3h. Mức độ đường huyết của bạn cần được kiểm tra ban đầu, tiếp đến sẽ được chỉ định sử dụng lặp lại trong khoảng 2h sau khi uống một loại đồ uống ngọt cụ thể.
  • Nhằm hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như phương pháp điều trị, các bạn cần phải đặt ra những câu hỏi về những dấu hiệu cảnh báo, hoặc tình trạng của chính nó.

Những thông tin cung cấp trên liên quan đến bệnh tiểu đường là gì và những dấu hiệu nhận biết bệnh. Hy vọng thông qua những thông tin trên đã giúp mọi người nhận biết rõ về bệnh lý này, nếu như phát hiện dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe cần phải đến bệnh viện để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Điểm SAT lần đầu tiên được áp dụng tại Đại học Y Dược TP HCM

Điểm SAT lần đầu tiên được áp dụng tại Đại học Y Dược TP HCM

Năm 2024, ở hai ngành Y khoa và Răng-Hàm-Mặt, trường Đại học Y Dược TP HCM lần đầu xét tuyển bằng điểm...
Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
02871060222