Tin tức

Thứ ba: 10/12/2024 lúc 10:16
Lương Duy

Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Vừa qua, có một số Đại học đề xuất có thể bỏ việc xét tuyển sớm. Thứ trưởng Giáo dục Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ cũng đang cân nhắc về đề xuất này.

Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Theo dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh sớm, các trường không được xét tuyển quá 20% chỉ tiêu. Các trường đang áp dụng tuyển sinh sớm bằng các phương thức dùng học bạ, chứng chỉ quốc tế, điểm thi đánh giá năng lực....

Chiều 7/12, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ vẫn đang lắng nghe các ý kiến của chuyên gia, trường đại học, nhà quản lý giáo dục phổ thông... để điều chỉnh phù hợp.

Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

>>>> Cập nhật: Trước ngày 31/12 Bộ công bố phương án thi vào lớp 10 năm 2025

"Việc điều chỉnh quy chế tuyển sinh phải dựa trên nguyên tắc công bằng, chất lượng, nâng cao hiệu quả, tạo thuận lợi cho thí sinh và các trường", Thứ trưởng Sơn nói.

Thứ trưởng cho biết thêm, xét tuyển sớm dường như đang là một đường đua của nhiều trường Đại học. Nhiều trường đứng ngồi không yên khi nhìn một trường tuyển sinh sớm. Họ cũng muốn được làm theo để chọn được thí sinh chất lượng.

"Nhưng nếu tất cả cùng tham gia cuộc chạy đua này thì đều vất vả. Cơ sở đào tạo phải chuẩn bị hồ sơ từ sớm. Học sinh đang học cũng phải chạy đôn chạy đáo làm hồ sơ. Thầy cô giáo phải xác nhận sớm cho học sinh. Nhưng hiệu quả mang lại thì không cao", ông Sơn phân tích.

Thống kê của Bộ cho hay chỉ có một nguyện vọng nhập học trong số 8 nguyện vọng xét tuyển sớm. Cứ hai thí sinh trúng tuyển xét tuyển sớm thì chỉ có một em nhập học.

Bộ xét tuyển chung thì sẽ tạo ra tỷ lệ ảo bởi xét tuyển sớm là kỳ thi do các trường tự tổ chức. Vì thế, không tạo nên được sự chắc chắn khi các trường xác định chỉ tiêu và điểm chuẩn.

"Xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập khi các em chưa hoàn thành chương trình THPT nên cũng tạo ra sự không công bằng", ông Sơn nói. Khi các em tham xét tuyển sớm xong, đến lớp các em chỉ ngồi chơi, không tập trung vào kiến thức kỳ II. Điều này dẫn đến hệ lụy rất lớn cho giáo dục.

Ông Sơn cũng cho hay Bộ cũng đã lắng nghe ý kiến của các trường xét về cả khía cạnh công bằng, chất lượng, hiệu quả, sự thuận lợi để điều chỉnh quy chế xét tuyển Đại học sao cho phù hợp. Với tỷ lệ 20% mà Bộ đề xuất, ông cho rằng các trường có thể tuyển sinh được những em học sinh có năng lực xuất sắc. Các em còn lại sẽ cùng tham gia kỳ thi chung để đảm bảo được sự chất lượng và công bằng tốt nhất.

 "Tôi đã lắng nghe nhiều chuyên gia đồng thuận, thậm chí nhiều người còn đề xuất bỏ xét tuyển sớm, nên chúng tôi sẽ cân nhắc để lại tỷ lệ 20% hoặc bỏ", ông Sơn cho hay.

Cũng tại hội thảo do Bộ tổ chức 7/12, Giám đốc Học viện Tài chính, PGS.TS Nguyễn Đào Tùng cũng cho rằng nên mạnh dạn bỏ vì con số 20% chỉ tiêu không có ý nghĩa lớn. TS Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Đại học Duy Tân và Ths Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Truyền thông, trường Đại học Công thương TP HCM cũng đồng tình với ý kiến trên.

Theo ông Sơn, việc Bộ định duy trì xét tuyển sớm với tỷ lệ chỉ tiêu thấp có thể gây lãng phí nguồn lực và thời gian cho cả các trường và thí sinh.

Xét tuyển sớm còn nhiều băn khoăn

Các trường tự chủ tuyển sinh theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018. Từ năm 2019, việc xét tuyển đầu vào Đại học với nhiều phương thức hơn là bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT được xác định với mục đích chính là xét tốt nghiệp. Vào khoảng tháng 3-5 hàng năm, các phương thức phổ biến là xét học bạ, học bạ kết hợp chứng chỉ quốc tế, giải thưởng học sinh giỏi hay điểm thi đánh giá năng lực, tư duy được tổ chức. Bên cạnh đó, các trường vẫn dành một phần chỉ tiêu nhất định để xét bằng điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT (tháng 7). Từ đó, dẫn đến điểm chuẩn bị tăng lên rất nhiều do cùng một ngành lại có nhiều “điểm chuẩn”.

Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

>>>> Xem ngay: Thí sinh trường THPT top đầu tỷ lệ chọn khối tự nhiên cao

Trong dự thảo mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng làm rõ xét tuyển sớm là gì. Ngoài 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm thì ở 80% chỉ tiêu ở đợt xét tuyển chung thì các trường vẫn được sử dụng nhiều phương thức (học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, tư duy, chứng chỉ quốc tế...). Tuy nhiên, điểm chuẩn đợt sớm không thấp hơn đợt chung và phải quy đổi các phương thức về cùng một thang điểm.

Điểm này đã tạo nên nhiều làn sóng trong dư luận. Nhiều chuyên gia cho rằng việc xét tuyển sớm cần được khắc phục những bất cập. Thế nhưng với con số 20% mà Bộ đưa ra là không có căn cứ. Xét tuyển sớm giúp lọc được các thí sinh chất lượng mà kỳ thi tốt nghiệp THPT không tạo ra được. Vì thế, việc quy đổi điểm các kỳ thi này theo thang chung, rồi xét tuyển dựa trên đó mang lại sự rắc rối và khó hiểu.

Năm ngoái, 214 trong 322 trường xét tuyển sớm. Số thí sinh trúng tuyển theo diện này là hơn 375.500 em, trong đó 147.400 em đặt làm nguyện vọng 1 (gần 40%).

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến để đưa ra quy chế thi phù hợp nhất cho kỳ thi tốt nghiệp năm 2025 tới đây.

Cao Đẳng Y Dược TPHCM cập nhật

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Quy định mới về công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

Quy định mới về công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 28/2024/TT-BGDĐT quy định về công tác thanh tra chuyên ngành trong...
Nếu bỏ xét tuyển sớm thì các kỳ thi ĐGNL, ĐGTD, V-SAT bị ảnh hưởng như thế nào?

Nếu bỏ xét tuyển sớm thì các kỳ thi ĐGNL, ĐGTD, V-SAT bị ảnh hưởng như thế nào?

Về việc xét tuyển sớm, vừa qua đã có rất nhiều ý kiến đề xuất bỏ. Vậy nếu như bỏ xét tuyển sớm thì các kỳ thi ĐGNL,...
02871060222