Tin tức

Chủ nhật: 23/06/2019 lúc 10:16
Nguyễn Trang

Chia sẻ đề thi tham khảo và cách làm bài đạt điểm cao môn Hóa ở kỳ thi THPT Quốc gia

Những dạng kiến thức trong đề thi môn Hóa khá đa dạng, từ điện ly, phi kim este - chất béo,... đến tổng hợp kiến thức hữu cơ, vô cơ.

cach-lam-bai-thi-mon-hoa-dat-diem-cao-1
Cách làm bài đạt điểm cao môn Hóa ở kỳ thi THPT Quốc gia

Đề thi minh họa môn Hóa của Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 2019 được phân bố số câu hỏi theo tỷ lệ như sau:

  • Mức nhận biết 30% (12 câu dễ);
  • Thông hiểu 30% (12 câu trung bình);
  • Mức vận dụng 20% (8 câu hơi khó);
  • Vận dụng cao 20% (8 câu khó);

Bên cạnh đó, mức độ dễ khó của câu hỏi cũng được sắp xếp cơ bản là từ trên xuống dưới nên thí sinh có thể làm lần lượt.

Đề thi gồm những nội dung kiến thức như sau: điện ly, phi kim, Hidrocacbon, Este - chất béo..., phân bổ mức độ khó dễ như sau:

cach-lam-bai-thi-mon-hoa-dat-diem-cao-2Theo đó, mức độ nhận biết (dễ) là 12 câu đầu (từ câu 40 - 52) đều là dạng câu hỏi lý thuyết, một câu thuộc lớp 11 (Chương Cacbon - Silic). Thí sinh chỉ cần nhớ lý thuyết cơ bản trong Sách giáo khoa là có thể trả lời chính xác để lấy được 3 điểm.

Những câu hỏi dễ, nhưng vẫn có nhiều thí sinh mất điểm do học lý thuyết và làm bài không cẩn thận. Vì vậy, để tránh mất điểm phần này, thí sinh cần học kỹ các tính chất vật lý (este, amin, aminoaxit, kim loại...), tên gọi của một số chất (este, amin, aminoaxit, vật liệu polime, hợp chất vô cơ...) tính chất hóa học cơ bản.

12 câu tiếp theo ở mức độ thông hiểu (trung bình), từ câu 53 đến 64. Có 8 câu hỏi lý thuyết, trong đó một câu thuộc lớp 11 (chương Điện ly), còn lại là nội dung kiến thức lớp 12 về tính chất hóa học của các chất và hợp chất.

Những câu hỏi bài tập tính toán (4 câu) đều là dạng rất cơ bản có trong sách giáo khoa, thí sinh chỉ cần sử dụng 1-2 phép tính là có thể ra kết quả. Lưu ý thí sinh cần đọc kỹ đề và tính toán cẩn thận để không mất điểm ở những bài toán dễ.

Bắt đầu từ câu 65 đến 72 hơi khó, có 4 câu hỏi lý thuyết, trong đó 3 câu đếm mệnh đề đúng sai. Để trả lời, thí sinh cần kết hợp kiến thức của nhiều phần một cách chính xác. Các câu hỏi bài tập phần này đã khó hơn, cần 3 - 4 phép tính mới có thể giải ra kết quả.

Tuy nhiên, bài tập chủ yếu ở phần este và kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm. Thí sinh cần phân tích đề để có thể sử dụng thích hợp các phương pháp giải toán như: Phân tử khối trung bình, bảo toàn khối lượng, bảo toàn mol của một nguyên tố hóa học, bảo toàn điện tích…

Mức độ vận dụng cao (khó) tập trung ở 8 câu cuối, đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc kiến thức tổng hợp trong chương trình, kỹ năng tính toán trong phần làm bài tập đều ở mức độ cao. Phần này dành cho thí sinh thuộc loại giỏi, những bạn khác nếu may mắn có thể gặp được dạng quen thuộc thì vẫn có thể làm được.

Trường hợp không thể tìm ra cách giải, thí sinh có thể suy luận từ kiến thức mình có rồi loại trừ một vài đáp án sai để tăng xác suất khi khoanh ngẫu nhiên.

Đề thi tham khảo bộ môn Hóa học trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019:

cach-lam-bai-thi-mon-hoa-dat-diem-cao-3cach-lam-bai-thi-mon-hoa-dat-diem-cao-4cach-lam-bai-thi-mon-hoa-dat-diem-cao-5cach-lam-bai-thi-mon-hoa-dat-diem-cao-6Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222