Tin tức

Thứ tư: 25/09/2019 lúc 15:59
Nguyễn Trang

Đề xuất kỳ thi THPT Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên máy tính

Bộ GD-ĐT đang xây dựng lộ trình đổi mới kỳ thi THPT giai đoạn 2021 - 2025, đặc biệt là hoàn thiện phương thức thi trên máy tính.

Trong cuộc họp sáng ngày 25/09 của Hội đồng Giáo dục Quốc gia về công tác thi cử do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, Bộ GD-ĐT đã có tờ trình Chính phủ về phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2020.

Theo đó, phương án mới này được tổ chức thi trên giấy như hiện nay. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để tiến hành phương thức thi trên máy tính.

Đề xuất kỳ thi THPT Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên máy tính

Điểm đáng lưu ý của phương thức này là học sinh thi trên máy tính nhiều lần trong năm do các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo tiêu chí của Bộ GD-ĐT tổ chức. Kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các trường Đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo ban hành quy chế, thanh kiểm tra, giám sát, tổ chức chấm thi trắc nghiệm; UBND các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thi tại địa phương; các cơ sở giáo dục Đại học tham gia giám sát quy trình tổ chức thi, chấm thi và chấm phúc khảo.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết: “Kỳ thi 2020 là bước chuẩn bị cho giai đoạn 2021 - 2025. Chúng tôi tiếp tục hoàn thiện ngân hàng câu hỏi về số lượng và chất lượng để tổ chức thi trên máy tính. Chuẩn bị về hạ tầng công nghệ thông tin”, 

Theo Bộ GD-ĐT, lộ trình thực hiện phương án thi, tuyển sinh được xác định, trong giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi, nhất là phương thức tổ chức thi trên máy tính.

Cụ thể, các bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được giữ ổn định như năm 2019. Cấu trúc lại các câu hỏi trong bài thi tổ hợp tự chọn (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) theo chuẩn đầu ra của chương trình; chủ yếu là đánh giá kiến thức, kỹ năng và hướng tiếp cận đánh giá năng lực.

Trong đó, phương án thi THPT quốc gia sau năm 2020 được đề xuất trên cơ sở bảo đảm tính ổn định của lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh; không gây xáo trộn đối với việc dạy và học; không gây bức xúc trong xã hội; bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém, đúng quy định pháp luật.

Các chuyên gia giáo dục nhấn mạnh, nội dung thi phải nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12 và cải tiến theo hướng đánh giá năng lực của học sinh, áp dụng công nghệ thông tin nhằm ngăn chặn tiêu cực.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dẫn nguồn từ Báo Vov.vn

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM trong số 12.500 giáo viên có hơn 63% muốn được hợp pháp việc dạy thêm ở nhà...
Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày vô cùng trọng đại tri ân những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta tới bến bờ...
02871060222