Tin tức

Thứ tư: 07/11/2018 lúc 21:57
Nguyễn Trang

Đối tượng hộ nghèo có được miễn giảm học phí không?

Hộ nghèo có được miễn giảm học phí không? Thắc mắc này được nhiều học sinh, sinh viên quan tâm đến. Để hiểu rõ hơn thắc mắc này Ban tư vấn Cao đẳng Y Dược phân tích cụ thể cho mọi người được hiểu rõ.

Đối tượng hộ nghèo có được miễn giảm học phí không?

Học phí được biết đến là một khoản tiền của gia đình hoặc những người học cần phải đóng góp nhằm có thể đảm bảo để có thể chi phí những hoạt động giáo dục, hay trong những trường hợp hợp nhất định để thực hiện những phương án bảo trợ xã hội hoặc ưu đãi với những đối tượng đặc thù. Bên cạnh đó, nhà nước còn đưa ra những trường hợp được miễn giảm học phí. Nhiều người thắc mắc: Đối tượng hộ nghèo có được miễn giảm học phí không?

Đối tượng hộ nghèo có được miễn giảm học phí không? 1
Đối tượng hộ nghèo có được miễn giảm học phí không?

Nghị định 86/2015/NĐ - CP đưa ra về những đối tượng miễn giảm học phí được quy định cụ thể như sau:

Điều 7. Đối tượng được miễn học phí

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).

7. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

8. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

9. Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

10. Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.

11. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

12. Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

13. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

14. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.

15. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.”

(Nguồn: https://baomoi.com/)

Bởi vây, căn cứ vào Khoản 4, điều 7 Nghị định 86/2015/NĐ-CP thì những đối tượng được miễn giảm học phí thuộc diện hộ nghèo cũng được áp dụng phù hợp. Đây là chính sách ưu đãi tốt nhất đối với những gia đình thuộc diện khó khăn. Điều này, phần nào giảm đi được những khó khăn, giảm bớt áp lực về kinh tế, khuyến khích con em hộ nghèo có điều kiện học tập tốt nhất để có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp trong tương lai.

Tìm hiểu về thủ tục làm miễn giảm học phí

Các đối tượng được miễn giảm học phí cần phải tiến hành làm thủ tục miễn giảm học phí, căn cứ vào Thông tư liên tịch số 09-2016-TTLT-BGDDT-BTC-BLDTBXH hướng dẫn những nghị định 86/2015/NĐ - CP có đưa ra những quy định về quá trình làm đơn miễn giảm học phí, theo đó các em hãy tìm hiểu những bước làm thủ tục miễn giảm học phí cụ thể như sau:

Đối tượng hộ nghèo có được miễn giảm học phí không? 2
Tìm hiểu về thủ tục làm miễn giảm học phí

* Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin miễn học phí

Ở bước này các bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau:

+ Đơn đề nghị miễn học phí (mẫu được đưa ra theo đúng các cơ sở Giáo dục)

+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận hộ nghèo hay là những đối tượng cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho những gia đình.

+ Bản sao công chứng sổ hộ khẩu gia đình.

+ Giấy khai sinh.

* Bước 2: Thời gian nộp hồ sơ miễn giảm học phí

Trong thời gian 45 ngày tính từ ngày khai giảng năm học mới, cha mẹ/ người giám hộ, trẻ em đang học mẫu giáo, học sinh THPT có Đơn đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ học phí học tập cũng như bản sao giấy tờ chứng minh thuộc diện đối tượng miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập gửi về cơ sở giáo dục để được xét duyệt.

* Bước 3: Khâu duyệt hồ sơ

Hiệu trưởng nhà trường sẽ là những người trực tiếp xét duyệt hồ sơ và cũng lập danh sách đối với những học sinh đủ điều kiện được miễn giảm học phí cũng như hỗ trợ chi phí học tập để gửi về phòng Giáo dục và Đào tạo. Sau đó, Phòng Đào tạo sẽ xem xét và đưa ra những quyết định miễn giảm học phí ở mức phù hợp đối với đối tượng học sinh/ sinh viên nộp đơn lên.

Tất cả những thông tin cung cấp trên chắc hẳn các em học sinh/ sinh viên đã hiểu được những đối tượng hộ nghèo có được miễn giảm học phí không. Trước khi làm hồ sơ hãy cân nhắc cụ thể các bước để thuận tiện hơn trong quá trình làm hồ sơ miễn giảm học phí để gửi lên Phòng đào tạo.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

02871060222