Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Giáo viên mầm non mong chờ được nghỉ hưu sớm
Theo thống kê gần đây, tỷ lệ giáo viên nghỉ việc tăng cao, đặc biệt là giáo viên mầm mon. Rất nhiều cô giáo mầm mon mong chờ được nghỉ hưu sớm để phù hợp với sức lao động của mình.
Giáo viên mầm non mong chờ được nghỉ hưu sớm
Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo, Ông Vũ Minh Đức cho biết có tới 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc trong đó giáo viên mầm non là 1.600 giáo viên, chiếm tỷ lệ cao tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024.
>>>> Mách bạn: 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên mầm non nghỉ việc, chuyển việc như:
Mức lương thấp: So với giáo viên phổ thông, mức lương của giáo viên thấ hơn với hạng III có hệ số lương 2,1-4,89; hạng II có hệ số lương 2,34-4,98; hạng I có hệ số lương 4,0-6,38.
Thời gian làm việc nhiều: Thời gian làm việc của giáo viên mầm non theo quy định 02 buổi/ngày, đủ 6 giờ/ngày. Trên thực tế, số giờ có thể nhiều hơn do các cô phải đón trẻ sớm và trông trẻ về trễ khi phụ huynh chưa được đón hết.
Áp lực lớn: Tính chất của giáo viên mầm non khác với giáo viên thuộc các cấp học khác do các bé còn quá nhỏ. Hàng ngày, các cô phải dạy dỗ, chăm sóc hàng chục các em nhỏ. Trong khi đó, nhiều em còn chưa có ý thức tự lập cá nhân, các cô đều phải hỗ trợ gần như hoàn toàn.
Công việc vất vả: Ngoài việc chăm sóc các cháu, các cô cũng cần tham gia các phòng trào, hội thi… Thời gian làm việc của các cô là rất nhiều chiếm cả thời gian chăm sóc con cái, gia đình của mình.
Cô Phan Thị Hòa, 53 tuổi đang là giáo viên tại một trường mầm mon công lập tại Hà Nội chia sẻ. Năm nay cô đã lớn tuổi, do cô cũng cần đi làm để có được công việc nuôi gia đình. Đến tầm tuổi này, sức khỏe của cô đã đi xuống rất nhiều, cô không còn nhanh nhẹn như lúc còn trẻ để vừa bế, dỗ các cháu và vừa dọn dẹp vệ sinh trong lớp.
Cô kể có nhiều hôm khi các con đã về hết, cô mới có thời gian ở lại lớp để dọn dẹp đồ chơi, lau chùi vệ sinh sạch sẽ để sáng mai các con đến lớp có được một môi trường an toàn. Theo quy định, nữ giới 60 tuổi mới được nghỉ hưu, chỉ nghĩ đến việc 7 năm tới mới được nghỉ hưu trong khi sức khỏe ngày một yếu dần, cô cảm thấy thực sự mệt mỏi.
Tính chất công việc của giáo viên mầm mon rất đặc thù. Họ không phải làm việc hành chính ngồi một nơi mà công việc liên chân, liên tay, sức khỏe phải thực sự tốt mới có thể đảm bảo chăm sóc được hơn chục cháu mỗi ngày trong lớp. Nhiều khi, các cô mải chăm cháu này thì hai cháu khác đã chí chóe, gây trầy xước cho nhau. Các cô phải nhanh tay, nhanh mắt mới có thể kiểm soát được các công việc hàng ngày.
Khi trả trẻ, con em bị những vết xước nhỏ, phụ huynh cũng sẽ ý kiến cũng khiến các cô phiền lòng. Trong lớp các cô phải phải thực sự kiên nhẫn để chịu được những tiếng ồn, khóc, la hét của các em nhỏ. Khi độ tuổi càng cao, đôi mắt kém dần, chân tay không còn linh hoạt, sức khỏe không cho phép thì để đảm bảo chăm sóc tốt cho các cháu là điều khó có thể xảy ra.
Ngoài ra, thời gian làm việc của giáo viên mầm non thường kéo dài hơn so với các bậc học khác. Các cô làm việc liên tục ngay cả trong giờ nghỉ trưa. Thời gian nghỉ giữa ngày gần như không có vì có những bé khóc, bé đòi đi vệ sinh… Ở tuổi ngoài 40 với các cô là cả những sự cố gắng. Họ thật sự mong mỏi được về hưu sớm để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng chăm sóc các cháu được tốt hơn.
Ở các trường mầm non tư thục, gần như họ đều không nhận giáo viên có độ tuổi ngoài 45 hoặc các cô đều chủ động xin nghỉ do không đảm bảo sức khỏe của mình. Họ sẽ dành thời gian nghỉ ngơi hoặc tìm công việc khác nhẹ nhàng hơn.
Đề xuất giáo viên mầm non vào ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nghỉ hưu sớm
Bộ Luật Lao động vào năm 2020 quy định độ tuổi nghỉ hưu với 62 tuổi của nam và 60 tuổi với nữ. Khi Luật có hiệu lực đã không ít ý kiến cho rằng việc kéo dài độ tuổi về hưu là không phù hợp với giáo viên mầm non.
Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị đưa nhóm này vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động được nghỉ hưu sớm (không quá 5 năm) nhưng chưa được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đồng ý do chưa có căn cứ.
Dự thảo Luật Nhà giáo đang lấy ý kiến lần này trên cơ sở đặc thù của ngành học mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đưa đề xuất để giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm so với quy định hiện hành. Cụ thể đối với giáo viên nam là 57 tuổi và giáo viên nữ là 55 tuổi và không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
>>>> Xem ngay: Trí tuệ nhân tạo (AI): Cơ hội và thách thức trong ngành Giáo dục
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Ân cho rằng giáo viên mầm non hoàn toàn đủ điều kiện để xếp vào nhóm IV, tức nhóm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm. Theo ông, khi có được chính sách phù hợp hỗ trợ người làm việc trong ngành, nghề thì họ sẽ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài.
Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, bà Lương Thị Hồng Điệp cũng rất thấu hiểu khi đánh giá trên thực tế. Theo bà cho hay, phụ ở trên tuổi 50 sức khỏe đã giảm sút đi rất nhiều, xương khớp thoái hóa và các bệnh cũng nhiều hơn. Lúc này, tâm sinh lý nhiều người cũng thay đổi thất thường sẽ không thể nào đảm bảo được tốt công việc, đặc biệt là chăm sóc trẻ.
Bà chia sẻ thêm, có những em bé nhỏ ở độ tuổi 6-12 tháng đã đi học. Các cô giáo phải liên tục bế bồng, trong khi đó các em bé khác cũng cần phải chăm sóc, hát múa để các con có thêm kỹ năng tại mỗi giờ lên lớp. Việc chăm nuôi, dạy trẻ có tốt hay không là nhờ vào năng lượng ở mỗi giáo viên. Sức khỏe không đảm bảo thì không có sự dạy dỗ tốt nhất.
Hiện nay có khoảng 372.000 giáo viên mầm non, cả công lập và tư thục trên cả nước. Mức thu nhập hàng tháng của giáo viên mầm non khoảng 5,8-18 triệu đồng một tháng. So với các cấp bậc khác đang thấp hơn. Bên cạnh đó, định mức 1,2-2,5 giáo viên một lớp, sĩ số lớp tối đa là 29 nhưng trên thực tế số lượng giáo viên thiếu hơn 51.000 người.
Đưa giáo viên mầm non vào ngành nghề nặng nhọc, độc hại, được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm là điều rất phù hợp với thực tế. Các nhà quản lý cần nhìn nhận và có chính sách đãi ngộ với giáo viên cấp bậc này thì mới giúp họ có thêm động lực để theo nghề.
Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM cập nhật