Tin tức

Thứ ba: 29/10/2024 lúc 10:13
Lương Duy

Trí tuệ nhân tạo (AI): Cơ hội và thách thức trong ngành Giáo dục

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội và thay đổi lớn trong ngành Giáo dục. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp phải rất nhiều thách thức và hạn chế để ứng dụng công nghệ này.

AI mang tới nhiều cơ hội trong ngành Giáo dục

AI đang thay đổi ngành Giáo dục và mang lại nhiều cơ hội trải nghiệm mới cho ngành Giáo dục.

AI giúp cá nhân hóa học tập theo từng học sinh: Các dữ liệu của từng học sinh như tốc độ học tập, phong cách học tập và những điểm mạnh, yếu cụ thể của từng cá nhân sẽ được AI thu thập và phân tích một cách nhanh chóng. Khi đã phân tích được các dữ liệu nói trên, AI sẽ đề xuất các chương trình học tập, tài liệu liên quan phù hợp với từng đối tượng. Đối với học sinh giỏi có thể tăng tốc độ và ngược lại. Điều này giúp cho giáo viên giảm bớt thời gian đánh giá và học sinh sẽ có được sự phù hợp trong học tập mà không bị áp lực khi theo tốc độ học chung của lớp.

Trong học tập tâm lý là yếu tố quan trọng. Thông qua các phương pháp như phân tích ngôn ngữ tự nhiên, nhận diện biểu cảm và phân tích dữ liệu hành vi, AI có thể giúp xác định những vấn đề tâm lý tiềm ẩn như lo âu, trầm cảm hoặc sự căng thẳng. Từ đó, các nhà quản lý giáo dục cũng như giáo viên sẽ có những điều chỉnh phù hợp với học sinh của mình.

Trí tuệ nhân tạo (AI): Cơ hội và thách thức trong ngành Giáo dục

>>>> Xem ngay: 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10

AI hỗ trợ giảng dạy và giảm tải cho giáo viên: Ngoài đánh giá, phân loại học sinh thì AI cũng hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. AI giúp thầy cô giảm tải các công việc hành chính như chấm điểm, theo dõi kết quả học tập của học sinh. Thầy cô sẽ có nhiều thời gian chất lượng hơn trong việc giúp học sinh phát triển, tăng chất lượng bài giảng… Các báo cáo về điểm thi, điểm kiểm tra của AI rất chính xác giúp giáo viên có được sự can thiệp kịp thời với năng lực mỗi em.

Công cụ AI như Generative AI hỗ trợ giáo viên trong công tác chuẩn bị giảng dạy rất tốt. Nó có thể tự tạo ra các tài liệu giảng dạy, bài kiểm tra hay câu đố. Từ đó, giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian nhanh chóng, nâng cao chất lượng giảng dạy một cách đa dạng.

AI giúp tăng cường trải nghiệm học tập nhờ công nghệ thực tế ảo và mô phỏng: Trước đây, các em học sinh chỉ được tiếp xúc kiến thức thông qua sách giáo khoa, lời nói. Đến nay, nhờ có AI cho phép tích hợp công nghệ thực tế ảo (VR) và mô phỏng (simulation) vào giảng dạy. Từ đó, các em sẽ có được những trải nghiệm rất sinh động và thực tế. Đặc biệt là sinh viên ngành Y tế, Kỹ thuật và Khoa học thì đây là một môi trường được trải nghiệm chân thật mà không lo rủi ro.

AI giúp tăng cường khả năng quản lý và tối ưu tài nguyên giáo dục: Đối với các tài nguyên giáo dục, AI giúp các nhà quản lý nâng cao được hiệu quả và tối ưu tài nguyên. AI sẽ phân tích dữ liệu như cơ sở vật chất, nhu cầu học tập, nguồn lực để có những phân bổ tốt nhất về lịch học, chương trình học cũng như cách sử dụng các phòng học giúp tối ưu hóa nguồn lực sẵn có để cải thiện năng suất đạt hiệu quả cao.

Thách thức trong ngành Giáo dục với công nghệ AI

AI mang lại rất nhiều giá trị và cơ hội lớn cho người dùng trong ngành Giáo dục. Thế nhưng, vẫn còn nhiều thách thức và rào cản của ngành khi tiếp cận với công nghệ này.

Thiếu chi phí triển khai

AI có đặc thù riêng nên các hệ thống phần cứng và phần mềm cũng cần phải được thiết kế hệ đại kết hợp đội ngũ chuyên gia cao. Các thiết bị hạ tầng để triển khai cho AI rất lớn. Trên cả nước có rất nhiều các trường học thuộc vùng sâu, vùng xa, khó khăn là một cản trở lớn để thiết lập hệ thống. Ngoài ra, việc nâng cấp và duy trì thường xuyên hệ thống này cũng cần có kinh phí khá lớn và lâu dài.

Bảo mật và quyền riêng tư

Trí tuệ nhân tạo (AI): Cơ hội và thách thức trong ngành Giáo dục

>>>> Xem ngay: Choáng ngợp với ngữ liệu trong đề thi tham khảo kỳ thi THPT 2025

Các thông tin, dữ liệu về học sinh, sinh viên trong hệ thống ngành Giáo dục vô cùng quan trọng. Nếu không được bảo mật tốt sẽ dẫn đến việc truy cập trái phép và sử dụng sai mục đích.

Áp dụng đúng cách với AI

Bài giảng của giáo viên đưa ra cần được đan xen giữa kiến thực thực tế và cảm xúc, yếu tố sáng tạo. Giáo viên là người quyết định bài giảng nên cần đan xen được công cụ AI cũng như con người. Các công cụ đó được tích hợp và phát triển nhằm mục đích hỗ trợ những điều mà nhà giáo dục cần trong quá trình dạy và học để AI hỗ trợ tốt nhất cho giáo dục và cũng không làm bớt đi giá trị nhân văn.

Nhiều đối tượng không thể tiếp cận công nghệ AI

Do cơ sở hạ tầng, chi phí nên công nghệ Ai không thể phủ sóng tới tất cả cơ sở giáo dục. Vì thế, việc áp dụng vào giáo dục đang trở nên khó khăn đặc biệt là học sinh đang theo học tại các vùng khó tiếp cận với công nghệ.

Thiếu nhân lực có kỹ năng chuyên môn về AI

Ngoài hệ thống công nghệ AI cần được phủ sóng thì đội ngũ có kỹ năng chuyên môn chuyên sâu về công nghệ tại Việt Nam đang còn rất hạn chế. Việc đào tạo nhân viên có được năng lực trong lĩnh vực này cũng cần rất nhiều thời gian cũng như chi phí.

Trong ngành Giáo dục nếu phát triển và sử dụng đúng cách trí tuệ nhân tạo (AI) chắc chắn sẽ là đòn bẩy giúp cho toàn ngành có nhiều cơ hội hơn để hội nhập.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM trong số 12.500 giáo viên có hơn 63% muốn được hợp pháp việc dạy thêm ở nhà...
Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày vô cùng trọng đại tri ân những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta tới bến bờ...
02871060222