Tin tức

Thứ năm: 12/09/2019 lúc 11:17
Nguyễn Trang

Hướng dẫn cách dùng thuốc Tetracyclin an toàn

Tetracyclin có tác dụng trong quá trình điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau. Tuy nhiên, về liều lượng và cách dùng thuốc an toàn mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc Tetracyclin có tác dụng như thế nào?

Tetracyclin được chỉ định điều trị những loại nhiễm trùng khác nhau, trong đó có cả mụn trứng cá. Thuốc này là một loại thuốc kháng sinh được hoạt động bằng cách ngăn chặn được quá trình phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

thuoc-tetracyclin-1
Thuốc Tetracyclin có tác dụng như thế nào?

Theo đó, thuốc này thường được các bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, Tetracyclin lại không mang lại hiệu quả đối với những bệnh nhiễm trùng do virus. Những trường hợp dùng thuốc trong những lúc cần thiết, hoặc lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc Tetracyclin thường được dùng chung với các loại thuốc điều trị viêm loét, nhằm điều trị được chứng bệnh viêm loét dạ dày.

Liều dùng thuốc Tetracyclin điều trị bệnh ra sao?

Liều lượng thuốc Tetracyclin đối với mỗi bệnh nhân là không giống nhau,  do đó các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe, bệnh lý và tùy vào từng độ tuổi để chỉ định cụ thể.

Liều dùng Tetracyclin dành cho người lớn

- Điều trị mụn trứng cá: chỉ định uống 500mg, uống 2 lần/ ngày. Thời gian sử dụng trong vòng 2 tuần hoặc có thể kéo dài. Tuy nhiên, cùng cần phải dựa vào đặc tính, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

- Người bị viêm phế quản: dùng liều 500mg mỗi 6h và thời gian dùng trong vòng 7 - 10 ngày.

- Người mắc bệnh Brucella: chỉ định dùng liều 500mg và dùng 4 lần/ ngày, thời gian dùng thuốc Tetracyclin kéo dài trong vòng 3 tuần. Đồng thời, sẽ dùng chung với tiêm bắp Streptomyci hàm lượng 1g và dùng 2 lần/ ngày trong tuần đầu tiên, ở tuần thứ 2 sẽ dùng 1 lần/ ngày.

- Bệnh nhân nhiễm khuẩn Chlamydia: Trường hợp bị nhiễm khuẩn ở niệu đạo, trực tràng hay ở phần cổ tử cung nhưng không có biến chứng: chỉ định dùng 500mg, dùng 4 lần/ ngày và thời gian dùng thuốc kéo dài ít nhất 1 tuần.

- Người mắc bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter pylori: chỉ định dùng liều 500mg uống sau mỗi 6h và dùng thuốc trong vòng 14 ngày chung với Bismuth, một số loại thuốc kháng H2, Metronidazole.

- Người mắc bệnh Lyme - chứng viêm khớp: dùng liều tương ứng 500mg sau mỗi 6h và thời gian dùng thuốc trong vòng từ 14 - 30 ngày.

- Bệnh nhân mắc chứng Lyme - chứng viêm tim: chỉ định dùng 500mg sau mỗi 6h và dùng thuốc trong thời gian 14 ngày đến khoảng 1 tháng.

Liều dùng Tetracyclin dành cho trẻ em

Đối với trẻ > 8 tuổi: được các bác sĩ/ dược sĩ chỉ định dùng 25 - 50mg/kg/ngày và được chia ra thành 4 liều dùng bằng nhau.

Dùng thuốc Tetracyclin như thế nào an toàn cho sức khỏe?

Thuốc Tetracyclin sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi dùng trong lúc đói bụng khoảng 1h hoặc 2h sau mỗi bữa ăn. Trường hợp gặp phải chứng khó chịu ở dạ dày xuất hiện, mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược để biết được rằng thuốc có thể dùng kèm với thức ăn hay không. Hãy dùng thuốc với một ly nước đầy, hoặc hãy dùng thuốc Tetracyclin theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Không được nằm trong vòng 10 phút sau khi dùng thuốc, đồng thời mọi người lưu ý không được dùng thuốc trước giờ đi ngủ.

thuoc-tetracyclin-2
Dùng thuốc Tetracyclin như thế nào an toàn cho sức khỏe?

Dùng Tetracyclin trước 2 - 3h trước hoặc sau khi dùng bất kỳ những loại thuốc khác có chứa Nhôm, Magne, Canxi. Liều lượng thuốc Tetracyclin sẽ được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý cũng như khả năng đáp của thuốc. Nếu như thuốc Tetracyclin được sử dụng cho trẻ > 8 tuổi, liều lượng thuốc khi đó sẽ dựa trên cân nặng.

Các loại thuốc kháng sinh sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi liều lượng thuốc ở trong cơ thể ở mức duy trì ở mức độ ổn định. Vì vậy, mọi người hãy dùng thuốc Tetracyclin trong những khoảng thời gian đều nhau.

Tiếp tục dùng thuốc Tetracyclin cho đến khi chấm dứt được quá trình điều trị, cho dù những triệu chứng bệnh đã biến mất trong khoảng vài ngày sau khi điều trị. Ngừng dùng thuốc sớm sẽ làm cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, vì vậy sẽ dẫn đến tình trạng tái phát nhiễm trùng.

Thuốc Tetracyclin dạng mỡ, thường được dùng tra ở mắt và các bạn chỉ dùng để bôi ngoài da. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ/ dược sĩ. Hãy báo cáo với các bác sĩ được biết nếu như tình trạng sức khỏe vẫn trở nên nặng hơn sau khi đã được dùng thuốc Tetracyclin điều trị bệnh.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Tetracyclin

Tốt nhất mọi người nên đi cấp cứu nếu như khi dùng thuốc Tetracyclin gặp phải những phản ứng dị ứng như: sưng mặt/ mũi/ lưỡi/ cổ họng, nổi phát ban, khó thở.

Hãy ngừng dùng thuốc Tetracyclin và trao đổi với các bác sĩ nếu như gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:

  • Đau nhức đầu, thị lực giảm và choáng váng.
  • Cơ thể sốt, ớn lạnh, xuất hiện những triệu chứng cảm cúm và đau nhức toàn thân.
  • Đi tiểu tiện bất thường.
  • Một số trường hợp bị lột da, nổi phát ban và bị rộp da.
  • Da vàng và bị xanh xao, lú lẫn, cơ thể bị suy nhược và nước tiểu có màu.
  • Gây cảm giác chán ăn và vàng da. 
  • Cơ thể dễ bị bầm tím, cơ thể dễ bị suy nhược.
  • Đau dữ dội ở phần trên của dạ dày sau đó lan đến lưng, nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, nôn mửa khó chịu.

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Tetracyclin, bao gồm: 

  • Gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa, bị tiêu chảy, hoặc khó chịu ở dạ dày.
  • Phần lưỡi bị sưng hay có thể gặp phải những vấn đề khi nuốt.
  • Xuất hiện những nốt đốm trắng, đau nhức ở bên trong miệng/ môi.
  • Lưỡi bị sưng hoặc phải vấn đề khi nuốt.

Nhưng không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Tetracyclin cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định, nếu như gặp phải những vấn đề bất thường hãy trao đổi cho các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ. 

Tổng hợp những thông tin do những giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ nhằm giúp mọi người biết rõ hơn về thuốc Tetracyclin. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222