Tin tức

Thứ sáu: 11/10/2024 lúc 15:36
Lương Duy

Nhu cầu học thêm có tăng khi theo chương trình mới?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THPT đã được áp dụng được 3 năm. Theo đóm nhiều ý kiến cho rằng chương trình học vẫn nặng và chưa giảm được áp lực học thêm.

Quá tải vì chưa quen cách tiếp cận chương trình học mới

Nguyên tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM), thạc sĩ Trần Văn Toàn chia sẻ về việc khi dụng Chương trình GDPT 2006 và 2018. Ông cho rằng việc học thêm trước giờ vẫn là theo nhu cầu không phải do chương trình mới hay chương trình cũ. Thế nhưng, theo ông thấy thì cả thầy lẫn trò vẫn chưa quen với chương trình mới nên việc học vẫn áp lực mặc dù chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với bậc THPT đã áp dụng được 3 năm.

"Việc chưa quen, sự lo lắng thiếu kiến thức để HS tham gia các kỳ thi sắp tới sau một thời gian dài quen với cách tiếp cận kiến thức hàn lâm của chương trình cũ đã khiến một bộ phận GV "đẩy" cả cái cũ vào chung với cái mới, khiến việc học chương trình mới áp lực. Và khi bị áp lực thì đương nhiên dẫn đến học thêm", ông Toàn chia sẻ.

Nhu cầu học thêm có tăng khi theo chương trình mới?

>>>> Xem ngay: Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp và thi lớp 10 năm 2025 dự kiến công bố vào tháng 10

Ông nhận định, giáo viên đang gặp khó khăn với việc chuyển đổi từ chương trình cũ sang chương trình mới. Họ cần nhiều thời gian để tiếp cận thực tế. Giáo viên thấy rằng học sinh sẽ không nhận được đầy đủ kiến thức cơ bản khi bỏ bớt các bài tập cũ và thay thế bằng các ví dụ thực tế. So với chương trình cũ, thời lượng chương trình mới còn khá ít để truyền đạt kiến thức mới cho các em học sinh.

Thầy Toàn lý giải: "Sau khi tham khảo một số đề kiểm tra của một số trường, tôi thấy còn "lấp ló" rất nhiều kiến thức của chương trình cũ. Chương trình toán giờ đây không còn học thuật như ngày xưa, cũng không đào quá sâu, không yêu cầu "mưu mẹo" tính toán nữa mà gắn liền với thực tế nhẹ nhàng, đưa ra thẳng các khái niệm về toán học ứng dụng được trong thực tế. Tức là ngoài những nội dung toán thuần túy, GV còn có thời lượng để dạy cho HS các bài toán thực tế. Tuy vậy phần lớn GV đưa các ví dụ của thực tế nhưng lại không dám bỏ các bài tập có trong chương trình cũ".

Phải dành nhiều thời gian mới xong yêu cầu cần đạt

Ví dụ như môn Ngữ văn. Giáo viên bộ môn này có chia sẻ thời gian để dạy môn này thực sự là không đủ. Giáo viên dạy các em kỹ năng đọc theo thể loại để trả lời được các câu hỏi phần đọc trong đề kiểm tra đã hết thời gian. Vì thế, để các em cảm thụ và hiểu sâu hơn bằng những đoạn bình giảng thì gần như là không có.

Theo chương trình mới nếu dạy đúng 105 tiết của phân phối chương trình thì cả giáo viên và học sinh phải “chạy đua” mới xong yêu cầu cần đạt. Để hoàn thành nốt bài học trên lớp, một số trường phải dạy tăng tiết, học buổi 2. Chính vì vậy, việc tìm đến trung tâm hoặc giáo viên hỗ trợ ngoài giờ để các em có thêm kiến thức là điều khó tránh khỏi.

Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), ông Huỳnh Thanh Phú cho rằng theo chương trình THCS, các em học môn môn tự nhiên hay xã hội theo hướng tích hợp. Thế nhưng, chuyển cấp THPT lại thành rách lẻ để theo định hướng nghề nghiệp, chuyên sâu hơn. Đặc biệt ông nhấn mạnh: “"Nếu chỉ học trong trường, trong sách vở cơ bản thì sao có thể trúng tuyển, những kiến thức khó phải được học nâng cao nên HS lo sợ phải đi học thêm là điều đương nhiên".

Tránh nhồi nhét kiến thức

GV Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM), Thạc sĩ Phạm Lê Thanh chương trình giáo dục mới là mở, mục đích ngoài việc giúp học sinh hoàn thiện kiến thức thì việc áp dụng kiến thức đã học để sáng tạo và vận dụng kỹ năng vào cuộc sống là điều rất rất quan trọng.

"Dạy nhồi nhét kiến thức thì chưa chắc học sinh đã nhận thức và thể hiện được điều đã học, nói gì đến hình thành, phát triển năng lực", thạc sĩ Thanh nhận định.

Nhu cầu học thêm có tăng khi theo chương trình mới?

>>>> Mách bạn: Học sinh sẽ vất vả nếu môn thi thứ 3 vào 10 là môn tích hợp

Không phải việc dạy học là giải thật nhiều bài tập khó để trang bị thật nhiều kiến thức, không chỉ quan tâm đến các chất liệu (kiến thức, kỹ năng, thái độ...)  mà điều quan trọng là giúp học sinh nhận thức được bản chất để áp dụng kiến thức, kỹ năng học được, phát triển năng lực người học.

Ông Thanh cho rằng không nên cố nhồi nhét bằng được kiến thức môn học vào đầu các em học sinh khi các em không có năng lực. Thay vào đó hãy thông qua các hoạt động học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho các em. "Không tư duy và sáng tạo giải quyết các tình huống thực tiễn thì không đúng với mục tiêu và quan điểm chương trình mới", thạc sĩ Thanh đúc kết.

Cải thiện đánh giá, ra đề thi

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chỉ còn 4 môn thi (2 môn bắt buộc, 2 môn lựa chọn). Vì vậy, theo thầy Thanh, thông qua các hoạt động của học tập, việc học các môn trong chương trình phổ thông cần được thực hiện tập trung phát triển năng lực, phẩm chất nhiều hơn. Các em sẽ lựa chọn môn học, môn thi dựa vào năng lực của bản thân mình. Từ đó, các em sẽ đạt kiến thức, kỹ năng một cách tối ưu, định hướng nghề nghiệp chính xác, giảm được áp lực học tập.

Tuy nhiên, ở khâu đánh giá, thiết kế đề thi tốt nghiệp THPT cũng cần đặt ra mục tiêu cải thiện. Để có thể đánh giá đầy đủ và toàn diện năng lực người học, cần cải tiến hình thức thi, hạn chế các câu hỏi đánh giá kiến thức học thuộc. Các bài học cần hướng tới phát triển năng lực người học thì mới đi theo sứ mệnh mà Chương trình GDPT 2018 đề ra.

Chương trình giáo dục mới đã được áp dụng được 3 năm. Thầy và trò cần định hướng được đúng sứ mệnh thì mới có thể phát huy được hết tinh thần của chương trình học.

Cao Đẳng Y Dược TPHCM hổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Môn tự chọn thi tốt nghiệp THPT 2025 cần cân nhắc kỹ

Môn tự chọn thi tốt nghiệp THPT 2025 cần cân nhắc kỹ

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm 4 môn thi trong đó có 2 môn thi tự chọn. Với môn tự chọn, học sinh cần cân nhắc kỹ để...
Giáo viên mầm non mong chờ được nghỉ hưu sớm

Giáo viên mầm non mong chờ được nghỉ hưu sớm

Theo thống kê gần đây, tỷ lệ giáo viên nghỉ việc rất nhiều, đặc biệt là giáo viên mầm mon. Rất nhiều cô giáo mầm mon...
02871060222