Tin tức

Thứ ba: 08/10/2024 lúc 16:45
Lương Duy

Học sinh sẽ vất vả nếu môn thi thứ 3 vào 10 là môn tích hợp

Phụ huynh và học sinh được giảm áp lực khi kỳ thi vào 10 nhẹ nhàng. Ngược lại, nếu môn thi thứ 3 bốc thăm là môn tích hợp thì mọi thứ đều trở nên khó khăn.

Cấp Trung học cơ sở hiện nay đang có những môn học nào?

Trong Công văn số 5718/BGD-ĐT-GDTrH mà Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến góp thì dự kiến kỳ tuyển sinh vào 10 năm nay sẽ có 2 phương bao gồm xét tuyển hoặc thi tuyển. Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển sẽ không còn xuất hiện ở kỳ thi nữa.

Đối với phương thức thi tuyển, phương án sẽ gồm 3 môn. Toán và Văn là hai môn bắt buộc. Môn thi còn lại sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn học còn lại thuộc chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở. Trước ngày 31/3 hàng năm, môn thi thứ 3 này sẽ được công bố.

Học sinh sẽ vất vả nếu môn thi thứ 3 vào 10 là môn tích hợp

>>>> Xem ngay: Danh sách các trường tổ chức kỳ thi riêng năm 2025

Theo Bộ lý giải về việc bốc thăm môn thi thứ 3 rằng sẽ hạn chế được việc các em học lệch, học tủ. Thế nhưng, theo nhiều ý kiến lại cho rằng việc này sẽ gây ra áp lực cho các em. Việc học sẽ trở nên vô cùng khó khăn và áp lực nếu trường hợp khi Sở bốc thăm, môn thi thứ 3 vào môn Khoa học tự nhiên, hoặc Lịch sử và Địa lí. Hiện tại, các môn học tích hợp này đang có từ 2-3 phân môn.

Trong đó, môn Nghệ thuật có 2 phân môn (Âm nhạc, Mĩ thuật); môn Nội dung giáo dục địa phương có 6 phân môn (Ngữ văn; Lịch sử; Địa lí; Giáo dục công dân; Âm nhạc, Mĩ thuật); Khoa học tự nhiên có 3 phân môn (Hóa học; Sinh học; Vật lí); Lịch sử và Địa lí có 2 phân môn (Lịch sử; Địa lí).

Năm học 2024-2025 ở lớp 9 các em đang học các môn bắt buộc bao gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Bộ định hướng trong nội Công văn số 5718/BGD-ĐT-GDTrH về phương án thi tuyển sinh 10 như sau: “Số lượng môn thi là 3 môn, gồm: Toán; Ngữ văn và 1 môn thi do Sở Giáo dục và Đào tạo bốc thăm ngẫu nhiên trong các môn học còn lại thuộc chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở”.

Học sinh sẽ vất vả nếu môn thi thứ 3 vào 10 là môn tích hợp

Theo định hướng của Bộ trong việc bốc thăm môn thi thứ 3 vào 10 nhằm mục đích tránh việc học lệch, học tủ của sinh viên, tạo sự công bằng. Thế nhưng, có rất nhiều môn học tích hợp trong chương trình 2018. Vì thế, việc bốc thăm dẫn đến tình trạng may – rủi.

Giáo viên chấm thi đơn giản, học sinh ôn thi không quá áp lực khi môn thi thứ 3 Sở Sở Giáo dục và Đào tạo bốc thăm vào những môn thi có kiến thức độc lập, như: Ngoại ngữ; Giáo dục công dân; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất.

Ngược lại, việc ôn tập của các em học sinh sẽ rất vất vả, giáo viên cũng cần phải tính toán lại nếu như Sở Giáo dục và Đào tạo bốc thăm vào các môn thi mà môn học đó có từ 2-6 phân môn. Hiện tại, chuyên viên của Sở Giáo dục và giáo viên ở các nhà trường mới chỉ nắm vững, thực hiện tốt kiến thức dạy đơn môn.

Ví dụ như nếu môn thi thứ ba được bốc là môn thi Khoa học tự nhiên. Hóa học; Sinh học; Vật lí là 3 môn phân hóa của môn học này. Kiến thức ở các môn phân hoán này rất nặng đặc biệt là Hóa học và Vật lí. Hình thức dạy và kiểm tra ở các môn tích hợp trong cấp Trung học cơ sở hiện nay về cơ bản vẫn theo kiến thức đơn môn. 1 môn học đang có nhiều giáo viên cùng dạy nên chính vì thế sự liên kết còn rất rời rạc.

Khi bốc thăm đúng môn thi tích hợp này sẽ gây khó dễ cho cả giáo viên và cả học sinh. Học sinh sẽ bị áp lực với lượng kiến thức. Sở và giáo viên sẽ đối mặt với việc ra đề rất nặng. Sở phải cần ít nhất 6 giáo viên mới có thể ra được (1 người ra đề 1 phân môn và 1 người phản biện).

Đề xuất cho kỳ thi tuyển sinh 10

2 giai đoạn được thiết kế trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm Tiểu học và Trung học cơ sở); Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp Trung học phổ thông). Trong đó, để tuyển lựa những em có học lực tốt nhất vào cấp Trung học phổ thông thì kỳ thi lớp 10 vô cùng quan trọng. Số lượng tuyển đầu vào của các trường được Sở giao cho các trường từ khi chưa thi, không thay đổi dù có thi nhiều môn hay ít môn.

Chính vì vậy, chưa thực sự hợp lý khi Bộ lựa chọn bốc thăm môn thi thứ 3 ngoài hai môn thi bắt buộc và Toán và Ngữ Văn. Bởi vì mục đích chính của kỳ thi là chọn những thí sinh có điểm cao để vào lớp 10 chứ không phải là đánh giá quá trình học tập của học sinh.

Học sinh sẽ vất vả nếu môn thi thứ 3 vào 10 là môn tích hợp

>>>> Cập nhật: Trường công ở Hà Nội có mức học phí cao nhất 6,1 triệu đồng/tháng

Thêm vào đó, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp chính là ở cấp Trung học phổ thông. Vì thế, có môn bắt buộc và nhiều môn lựa chọn.

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Qua đó có thể thấy, 2 môn Toán và Ngữ văn là phương án tối ưu và nhẹ nhàng nhất cho kỳ thi tuyển sinh vào 10. Trường hợp có môn thứ 3 thì chỉ cần định hướng thêm môn Tiếng Anh vì thực tế môn học ở cấp Trung học phổ thông là bắt buộc.

Việc công bố môn thứ 3, thời gian lý tưởng nên là đầu học kỳ II (tháng 1) như lâu nay. Qua đó, các em sẽ có thời gian học và chuẩn bị tốt nhất. Ngoài ra đối với các em thi trường chuyên thì sẽ thi môn Toán, Ngữ văn và thi môn chuyên theo đúng sở thích, đam mê của mình.

Ngoài ra, dự thảo của Bộ cũng cần thiết định hướng rõ hơn phương thức thi tuyển sinh 10 như sau: “Số lượng môn thi là 3 môn, gồm: Toán; Ngữ văn và 1 môn thi do Sở Giáo dục và Đào tạo bốc thăm ngẫu nhiên trong các môn học còn lại thuộc chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở”.

Nếu như dự thảo như thế này, sẽ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Nếu như thế thì môn thi thứ 3 vào 10 sẽ có cả môn Thể dục hay môn Nghệ thuật. Vậy cách ra đề và nhân lực coi thi, chấm thi sẽ như thế nào?

Mục đích cuối cùng của kỳ thi vào 10 cũng chỉ là tuyển đủ số lượng mà Sở đã giao cho các nhà trường. Vì thế, kỳ thi càng nhẹ nhàng thì càng giảm áp lực cho học sinh và giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh cũng như ngân sách địa phương.

Cao Đẳng Y Dược TPHCM cập nhật 

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Năm 2025 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến xét chứng chỉ quốc tế

Năm 2025 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến xét chứng chỉ quốc tế

Kể từ năm 2025, Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch xét tuyển bằng 6 phương thức. Trong đó xét chứng chỉ quốc tế đang là...
Bộ GD giải đáp về kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp THPT toàn quốc

Bộ GD giải đáp về kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp THPT toàn quốc

Về kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh THPT trên toàn quốc thay cho hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT...
02871060222