Tin tức

Thứ ba: 12/03/2019 lúc 17:22
Nguyễn Trang

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 & Những thay đổi các bà mẹ nhất định phải nắm rõ

Các bà mẹ đang có con nhỏ nên cập nhật và ghi nhớ về lịch tiêm chủng mới nhất năm 2019, cũng như những thay đổi và bổ sung đi kèm.

Những thay đổi đi kèm trong lịch tiêm phòng đối với trẻ sơ sinh trong năm 2019

Từ năm 2019 Việt Nam có vắc - xin thay thay thế vắc - xin Quinvaxem trong quá trình tiêm chủng mở rộng trong năm 2019. Đồng thời, triển khai vắc - xin bại liệt theo đường tiêm, sử dụng vắc - xin sởi - Rubella do Việt Nam tự sản xuất. Tuy nhiên, những thay đổi này bắt đầu triển khai từ tháng 06/2019. Theo đó, vắc - xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc - xin Quinvaxem là vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất.

lich-tiem-phong-cho-tre-so-sinh-1
Những thay đổi đi kèm trong lịch tiêm phòng đối với trẻ sơ sinh trong năm 2019

Lịch tiêm vắc - xin ComBE Five trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi để phòng những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến tính mạng như: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Bắt đầu từ tháng 06/2019, trẻ sẽ tiêm một mũi vắc - xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng. Vắc - xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2019 là vắc - xin của hãng Sanofi do Pháp sản xuất. Đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Sởi vẫn là một trong những mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi trẻ tròn 9 tháng tuổi tại trạm Y tế xã.

Lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế

* 24h sau sinh

Trẻ được tiêm viêm gan B, tiêm bắp, một mũi duy nhất. Những phản ứng đi kèm sau khi tiêm có thể là đau, sưng tấy tại chỗ tiêm và quấy khóc.

* Trẻ sau sinh (tiêm càng sớm càng tốt)

Lao - BCG, tiêm trong da và tiêm 1 mũi duy nhất (0.1ml). Phản ứng có thể gặp đối với trẻ sau khi tiêm là bị sưng nơi tiêm, nổi hạch.

* 3 tháng tuổi

  • Mũi tiêm: Vắc - xin 5 trong 1 Quinvaxem, tiêm ở bắp, mũi. Đa phần bé không có phản ứng sau tiêm.
  • Tiêm: Vắc - xin bại liệt OPV, uống, lần 2.

* 4 tháng tuổi

  • Mũi tiêm: Vắc - xin 5 trong 1 Quinvaxem. Tiêm bắp. Mũi 3
  • Tiêm: Vắc - xin bại liệt OPV. Uống. Lần 3

* 9 tháng tuổi

Mũi tiêm: Vắc - xin sởi đơn, tiêm dưới da, 1 mũi. Phản ứng tiêm có thể là bé sẽ bị đau, sưng nơi tiêm, sốt nhẹ từ khoảng 1 - 2 ngày.

* 18 tháng tuổi

  • Mũi tiêm: Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván DPT. Tiêm bắp và nhắc lại mũi 4.
  • Tiêm: Vắc xin sởi đơn, tiêm dưới da và tiêm nhắc lại.

* Từ 12 tháng tuổi

Mũi tiêm: Vắc-xin viêm não Nhật Bản, tiêm dưới da. Gồm mũi 1, mũi 2 (2 tuần sau mũi 1), mũi 3 (một năm sau mũi 2). Sau tiêm con có thể bị đau, sưng nơi tiêm, quấy khóc và sốt.

Một số vắc - xin dịch vụ cần thiết khác các mẹ nên nắm

+ Vắc - xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (Pentaxim, Infanrix Hexa)

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 1 tháng

Lưu ý: Tiêm mũi 4 khi trẻ ở độ tuổi từ 15 - 18 tháng

+ Vắc - xin phòng não mô cầu BC (VA Mengoc BC)

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 6 tháng trở lên
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 6 tuần

+ Vắc - xin phòng tiêu chảy Rotarix

  • Mũi 1: Uống khi trẻ từ 6 – 15 tuần
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng (nên trước 24 tuần)

+ Vắc - xin ngừa tiêu chảy Rotateq

  • Mũi 1: Uống khi trẻ từ 7.5 – 12 tuần
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 1 tháng (nên trước 32 tuần)

+ Vắc - xin ngừa phế cầu (Synflorix)

  • 6 tuần – dưới 7 tháng: 3 mũi đầu cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 4 ít nhất 6 tháng sau mũi 3
  • 7 tháng – dưới 12 tháng: 2 mũi đầu cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 2 tháng
  • Trên 1 tuổi: 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.
lich-tiem-phong-cho-tre-so-sinh-2
Một số vắc - xin dịch vụ cần thiết khác các mẹ nên nắm

+ Vắc-xin phòng thủy đậu (2 mũi)

  • Tiêm khi trẻ trên 12 tháng
  • 1-13 tuổi: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng
  • Từ 13 tuổi trở lên: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

+ Vắc-xin sởi – quai bị – rubella (MMR)

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 12 tháng
  • Mũi 2: Tiêm khi 4-6 tuổi

+ Vắc - xin viêm não Nhật Bản B

  • Mũi 1: Khi trẻ trên 12 tháng
  • Mũi 2: Tiêm 1-2 tuần sau mũi 1
  • Mũi 3: Tiêm 1 năm sau mũi 2

Lưu ý: Sau mũi 3 tiêm nhắc mỗi 3 năm một lần.

+ Vắc - xin phòng cúm

  • Tiêm khi trẻ 6 tháng
  • Từ 9 tuổi trở lên thì tiêm 1 mũi/năm

+ Vắc - xin viêm gan siêu vi A (2 mũi)

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 6 tháng

+ Vắc - xin ngừa thương hàn (Typhim Vi)

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 2 tuổi trở lên
  • Sau đó tiêm nhắc mỗi 3 năm/ lần

+ Vắc-xin ngừa não mô cầu AC (Meningo AC)

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ 2 tuổi trở lên
  • Sau đó tiêm nhắc 3 năm/lần

+ Vắc-xin HPV phòng ung thư cổ tử cung ở bé gái (3 mũi)

  • Mũi 1: Tiêm cho trẻ từ 9-26 tháng tuổi
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: Cách mũi 1 ít nhất 6 tháng

Những lưu ý các bà mẹ cần biết trước khi đưa trẻ đi tiêm

- Cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm, đặc biệt theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nên thông báo với cán bộ Y tế, bác sĩ về tiền sử bệnh của trẻ, phản ứng trong lần tiêm thứ nhất.

- Cần phải mang theo sổ tiêm chủng, báo cáo với các bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình: bệnh tật, tiền sử sinh đẻ, dị ứng thuốc,...

- Nên vệ cơ thể trẻ sạch sẽ trước khi đưa trẻ đến Trung tâm Y tế tiêm phòng, nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Lưu ý về trang phục đối với trẻ, nên mang những bộ đồ đơn giản để nhân viên Y tế thuận tiện hơn trong quá trình tiêm chủng.

- Nên cho trẻ ăn no/ cho trẻ bú no. Không để cho trẻ đói bởi khi đó sẽ khiến trẻ bị đường huyết sau khi tiêm thuốc.

Nguồn: https://baomoi.com/

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Ngành Dược là một trong những nhóm ngành rất hot đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay bởi cơ hội việc làm cao....
Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp

Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi từ cách xếp phòng, vận chuyển đề thi đến xây dựng thư viện...
02871060222