Tin tức

Thứ tư: 20/03/2019 lúc 14:03
Nguyễn Trang

Liều dùng thuốc Methyldopa điều trị bệnh như thế nào?

Methyldopa là thuốc gì? Liều dùng thuốc tương ứng để điều trị bệnh như thế nào? Trước khi dùng loại thuốc này điều trị bệnh mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ, nhằm sớm điều trị bệnh dứt điểm.

Methyldopa có tác dụng gì?

Methyldopa nằm trong nhóm thuốc điều trị bệnh Parkinson, nhằm làm giảm huyết áp bằng cách giảm được lượng hóa học trung gian trong máu. Đây là cách làm giảm được những mạch máu được thư giãn, tim đập chậm hơn. Bên cạnh đó, Methyldopa còn được sử dụng để điều trị tình trạng tăng huyết áp.

thuoc-methyldopa-1
Methyldopa có tác dụng gì?

Methyldopa còn được sử dụng đối với những mục đích không khác không được liệt kê cụ tại đây, Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng tương ứng để điều trị bệnh dứt điểm.

Hướng dẫn liều dùng thuốc Methyldopa an toàn

Liều dùng thuốc Methyldopa đối với mỗi người là không giống nhau, bởi bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe, bệnh lý của mỗi người để chỉ định liều dùng thuốc tương ứng. The đó, liều dùng Methyldopa được các bác sĩ chỉ định cụ thể như sau:

Liều dùng thuốc Methyldopa dành cho người lớn

Liều dùng thuốc Methyldopa khởi đầu được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc Methyldopa 250mg và dùng 2 - 3 lần/ ngày. Một số trường hợp có thể dùng 250 - 500mg truyền tĩnh mạch trong thời gian từ 30 - 60 phút. Một số trường hợp các bác sĩ sẽ tăng liều dùng tối đa đạt từ 3g/ ngày.

Liều dùng thuốc Methyldopa duy trì được chỉ định tương ứng 500mg - 2g, được chia ra làm 2 - 4 liều. Liều dùng tối đa được chỉ định có thể lên đến khoảng 3g/ ngày.

Đối với những người huyết áp tăng cao: khi đó sẽ được chỉ định dùng 250 - 500mg theo đường truyền tĩnh mạch trong vòng từ 30 - 60 phút. Hay liều dùng tối đa tương ứng 4g/ ngày. Một số trường hợp khác bác sĩ sẽ chuyển sang dạng uống, khi huyết áp đã được kiểm soát.

Hướng dẫn liều dùng thuốc dành cho trẻ em

Liều dùng thuốc dành cho trẻ sơ sinh hiện nay chưa được nghiên cứu và xác định về mức độ an toàn khi dùng thuốc. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định dùng thuốc Methyldopa điều trị bệnh.

Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng thuốc Methyldopa

Mọi người nên gọi khẩn cấp đến Y tế trong trường hợp dùng thuốc gặp phải những tác dụng phụ như: bị sưng lưỡi/ họng/ môi/ lưỡi, nổi phát ban hay bị dị ứng.

Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng thuốc Methyldopa có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:

  • Nhịp tim đập bất thường, có thể sẽ chậm hơn.
  • Bị vàng da, da nhợt nhạt và cơ thể bị suy nhược.
  • Cảm giác buồn nôn, chán ăn, đau bụng.
  • Một số trường hợp nước tiểu có màu bất thường, hay ngay cả khi đi đại tiện.
  • Bị nổi phát ban, khó thở.
  • Cơ thể dễ bị thâm tím, ngứa hay có thể bị yếu cơ.
  • Bị sưng ở phần mắt cá hay có thể bị sưng bàn chân.
  • Dễ bị chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân.
  • Vận động cơ không thể kiểm soát được.
thuoc-methyldopa-2
Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng thuốc Methyldopa

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Methyldopa như:

  • Một số trường hợp tăng cân không kiểm soát.
  • Bị đang nhức đầu, choáng váng.
  • Gây cảm giác buồn ngủ, chóng mặt hay có thể bị suy nhược cơ thể.
  • Bị đau khớp hay có thể bị sưng tấy và đau cơ.
  • Dùng thuốc Methyldopa có thể bị khô miệng
  • Hay có thể bị sưng/ đen lưỡi.
  • Gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy và hắt xì liên tục.
  • Gây cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt đối với phụ nữ.
  • Tạo cảm giác chán nản, suy nghĩ khác thường hay có thể gặp ác mộng.
  • Bị tê liệt hay có thể bị nghẹt mũi.

Những không phải ai khi dùng thuốc Methyldopa cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Do đó, mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định, không được tự ý thay đổi về liều dùng. Cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ được biết nếu trong thời gian dùng thuốc gặp những vấn đề bất thường đối với sức khỏe.

Thận trọng hơn trước khi dùng thuốc Methyldopa

Trước khi dùng thuốc Methyldopa điều trị bệnh mọi người cần phải báo cáo cho các bác sĩ được biết, nếu như:

- Người bị dị ứng với những thành phần của thuốc Methyldopa, hay có thể bị dị ứng với bất kỳ những thành phần có trong những loại thuốc khác.

- Trao đổi rõ với các bác sĩ được biết nếu như bạn đang dùng những loại thuốc ức chế Monoamine Oxidase như: Tranylcypromin, Phenelzine, Isocarboxazid,... Khi đó, các bác sĩ sẽ không chỉ định bệnh nhân dùng thuốc Methyldopa.

- Khi dùng thuốc Methyldopa không được dùng kèm với những loại Vitamin chứa sắt hay uống bổ sung thêm sắt.

- Hãy báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ nếu như các bạn đang dùng những loại thuốc được kê đơn/ không được kê đơn, Vitamin/ khoáng chất, thảo dược.... Hay các bạn đang dùng những loại thuốc khác như: thuốc điều trị tình trạng tăng huyết áp, Tolbutamide, Haloperidol, Levodopa,... Bác sĩ sẽ xem xét và thay đổi liều dùng thuốc điều trị bệnh tương ứng, đồng thời tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai/ cho con bú hay sắp đến có ý định mang thai cũng cần phải khai báo cho các bác sĩ được biết.

- Những trường hợp đang mắc phải những bệnh lý như bệnh về thận/ gan, ngay cả bị xơ gan hay viêm gan.

- Trường hợp chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, ngay cả trong những trường hợp phẫu thuật Nha khoa. Hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ để biết được liều dùng thuốc tương ứng.

- Thận trọng hơn khi dùng thuốc đối với những người > 65 tuổi. Đa phần những người cao tuổi sẽ không được chỉ định dùng thuốc Methyldopa, bởi không đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe.

- Thuốc Methyldopa có khả năng gây tình trạng buồn ngủ. Do đó, sau khi uống thuốc xong mọi người cần phải thận trọng khi lái xe hay vận hành các thiết bị máy móc khác.

Trên đây là thông tin liên quan đến thuốc Methyldopa do các giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của bác sĩ về liều dùng.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo trường Đại học sớm có phương án tuyển sinh 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo trường Đại học sớm có phương án tuyển sinh 2025

Phương án tuyển sinh Đại học năm 2025 đang là vấn đề được rất nhiều địa phương, trường trung học phổ thông, giáo...
Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025

Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025

ĐHQG TPHCM công bố dự kiến cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực năm 2025. Theo đó, đề thi sẽ gồm 3 phần và có điều chỉnh...
02871060222