Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Liều dùng thuốc Temozolomide điều trị bệnh như thế nào?
Thuốc Temozolomide có tác dụng như thế nào? Liều dùng thuốc được chỉ định điều trị bệnh ra sao? Những thắc mắc này các bạn cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định dùng thuốc điều trị bệnh.
Thuốc Temozolomide có tác dụng như thế nào?
Temozolomide thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh ung thư não. Thuốc này được biết đến là thuốc hóa trị liệu hoạt động bằng cách làm chậm đi sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định điều trị những bệnh ung thư khác.
Những tác dụng khác đi kèm của thuốc Temozolomide không được liệt kê cụ thể tại đây. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bệnh lý các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh tương ứng.
Liều dùng thuốc Temozolomide điều trị bệnh
Liều lượng thuốc Temozolomide được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý và độ tuổi để chỉ định được liều dùng thuốc tương ứng.
Liều dùng dùng thuốc Temozolomide dành cho người lớn
- Người mắc bệnh u sao bào giảm biệt hóa:
* Dùng thuốc Temozolomide theo đường uống:
- Liều khởi đầu: chỉ định dùng 150mg/m2/lần/ngày.
- Liều dùng duy trì: dùng liều 200mg/m2/lần/ngày.
- Thời gian dùng thuốc Temozolomide trong vòng 5 ngày liên tục. Mỗi chu kỳ điều trị bệnh kéo dài 28 ngày.
* Dùng thuốc Temozolomide theo đường truyền tĩnh mạch:
- Liều khởi đầu: bác sĩ chỉ định truyền tĩnh mạch 150mg/m2 trong vòng hơn 90 phút/ lần/ngày.
- Liều dùng duy trì: truyền tĩnh mạch 200mg/m2 trong vòng hơn 90 phút/lần/ngày.
- Thời gian dùng thuốc điều trị bệnh trong thời gian 5 ngày liên tục và chu kỳ điều trị trong vòng 28 ngày.
- Liều điều trị bệnh u não dạng Glioblastoma Multiforme, điều trị đi kèm với phương pháp xạ trị trung tâm:
+Thuốc dùng theo đường uống: chỉ định dùng 75mg/m2/lần/ngày. Thời gian dùng thuốc kéo dài trong vòng 42 ngày.
+ Truyền tĩnh mạch: chỉ định dùng liều 75mg/m2 trong vòng hơn 90 phút. Liều dùng thuốc được chỉ định dùng 1 lần/ ngày.
+ Thời gian dùng thuốc trong thời gian 42 ngày.
Liều dùng thuốc Temozolomide cho trẻ em
- Trẻ mắc bệnh u sao bào giảm biệt hóa:
- Trẻ < 3 tuổi: hiện nay chưa được nghiên cứu về mức độ an toàn, hiệu quả khi cho trẻ dùng thuốc Temozolomide.
- Trẻ > 3 tuổi: trẻ không được điều trị hóa trị liệu trước đó. Chỉ định cho trẻ dùng 200mg/m2/lần/ngày. Thời gian điều trị bệnh tương ứng trong vòng 5 ngày. Tiếp đến sẽ có 23 ngày không điều trị.
+ Trường hợp trẻ được điều trị bằng phương pháp hóa trị trước đó:
- Liều dùng khởi đầu: chỉ định dùng liều 150mg/m2/lần/ngày.
- Liều duy trì: chỉ định cho trẻ uống 200mg/m2/lần/ngày.
- Thời gian điều trị bệnh tương ứng trong vòng 5 ngày điều trị đối với mỗi chu kỳ.
- Trẻ mắc bệnh u não dạng Glioblastoma Multiforme
- Trẻ < 3 tuổi: mức độ an toàn, hiệu quả của thuốc hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu và xác định rõ.
- Trẻ > 3 tuổi: trẻ không được hóa trị liệu trước đó được chỉ định dùng 200mg/m2/lần/ngày. Thời gian điều trị tương ứng trong vòng 5 ngày, sau đó sẽ có 23 ngày không điều trị.
Trẻ đã được điều trị bằng hóa trị liệu trước đó được chỉ định cụ thể:
- Liều dùng khởi đầu: chỉ định uống 150mg/m2/lần/ngày.
- Liều dùng duy trì: dùng liều 200mg/m2/lần/ngày.
- Thời gian điều trị tương ứng trong vòng 5 ngày đầu của mỗi chu kỳ điều trị bệnh.
Hướng dẫn cách dùng thuốc Temozolomide
Mọi người hãy uống thuốc Temozolomide thường xuyên, dùng 1 lần/ ngày hoặc dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ. Nhằm giảm được tình trạng buồn nôn, nôn mửa, mọi người hãy dùng thuốc trong lúc đói bụng, hoặc có thể dùng thuốc trước khi đi ngủ, trừ khi có chỉ dẫn khác của các bác sĩ.
Nhằm đảm bảo được lượng thuốc trong cơ thể được duy trì ở mức ổn định, hãy dùng thuốc cùng một thời điểm trong ngày. Hãy nuốt nguyên viên thuốc kèm theo một ly nước đầy. Liều lượng thuốc Temozolomide được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, kích thước cơ thể cũng như khả năng đáp ứng của thuốc trong quá trình điều trị.
Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng thuốc Temozolomide
Mọi người hãy nhanh chóng đến đến bệnh viện ngay bệnh viện nếu như gặp phải những phản ứng dị ứng như: khó thở, sưng mặt/ môi/ lưỡi/ cổ họng, nổi phát ban.
Quay lại gặp bác sĩ nếu như gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:
- Tình trạng co giật.
- Bị tê cóng hoặc tình trạng ngứa ran ở một bên cơ thể.
- Những dấu hiệu nhiễm trùng khác đi kèm như: sốt, ớn lạnh, đau họng hay những triệu chứng cảm cúm, cơ thể bị thâm tím và chảy máu bất thường, buồn nôn, suy nhược cơ thể.
- Đau hoặc nóng rát khi tiểu tiện.
- Ho khan, cảm giác thở hụt hơi, sụt cân và đổ mồ hôi vào ban đêm.
- Nổi đốm trắng hoặc đau nhức bên trong miệng/ môi.
- Gây cảm giác buồn nôn, đau ở vùng bụng phía trên, ngứa ngáy, chán ăn và nước tiểu có màu sẫm và bị vàng da.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Temozolomide gồm có:
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Bị rụng tóc.
- Bị tiêu chảy, táo bón.
- Phát ban da ở mức độ nhẹ.
- Choáng váng và vấn đề về thị lực bị ảnh hưởng.
- Vị giác bất thường, khó chịu ở miệng.
Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Temozolomide cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất nếu như gặp bất kỳ vấn đề gì, mọi người hãy nhanh chóng quay lại gặp bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Tổng hợp những thông tin trên liên quan đến thuốc Temozolomide và liều dùng tương ứng. Nhưng đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.
Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp!