Tin tức

Thứ hai: 16/09/2019 lúc 10:44
Nguyễn Trang

Liều dùng vắc-xin MMR như thế nào?

Vắc-xin MMR là gì? Thường được chỉ định trong những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin liên quan đến vấn đề trên mọi người cùng tham khảo và tìm hiểu thêm.

Vắc-xin MMR là gì?

Vắc-xin MMR có khả năng ngăn ngừa được tình trạng nhiễm virus bệnh quai bị, bệnh sởi và rubella. Theo đó, thuốc được hoạt động bằng quá trình tạo ra được những kháng thể chống lại virus.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây từng người này sang người khác. Những trường hợp nhiễm bệnh sởi sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng như: viêm phổi, vấn đề về xoang, dạ dày, co giật, tổn thương đến não, hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây nên tình trạng tử vong. Nguy cơ để lại những biến chứng nghiêm trọng, mức độ tử vong của người lớn và trẻ em sẽ lớn hơn so với trẻ em và thanh thiếu niên. 

vac-xin-mmr-1
Vắc-xin MMR là gì?

Rubella là một trong những căn bệnh truyền nhiễm ở mức độ nghiêm trọng có khả năng gây nên tình trạng sẩy thai, dị tật bẩm sinh hoặc có thể thai chết lưu đối với những phụ nữ đang mang thai mắc phải bệnh lý này.

Quai bị cũng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây ra những vấn đề nghiêm trọng có mức độ ảnh hưởng đến não như: viêm màng não và viêm não. Ngoài ra, đối tượng nam thanh niên và đàn ông dễ mắc phải bệnh viêm tinh hoàn gây nên tình trạng đau và sưng tinh hoàn. Những trường hợp hiếm gặp có thể gây vô sinh. Khi mắc phải bệnh quai bị khi có nguy cơ sẩy thai tự nhiên đối với phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng ở mức cao.

Do đó, quá trình tiêm phòng bệnh sởi, rubella, quai bị luôn được khuyến cáo đối với tất cả mọi người từ 12 tháng tuổi trở lên. Đặc biệt, đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở, hoặc những người đi du lịch ở nước Mỹ.

Trong trường hợp tiêm vắc-xin MMR cho trẻ cần phải được tiêm ít nahtas 12 tháng tuổi, khi đó sẽ mang lại hiệu quả tối đa. Ở trẻ nhỏ tuổi hơn, kháng thuốc từ mẹ cũng có thể ảnh hưởng hiệu của của vắc-xin MMR. Tiêm vắc-xin cần được giám sát với bác sĩ, nhân viên Y tế.

Hướng dẫn liều dùng tiêm vắc - xin MMR

Liều lượng tiêm vắc - xin MMR được các bác sĩ chỉ định cụ thể như sau:

Liều dùng vắc - xin MMR dành cho người lớn

  • Không được chỉ định tiêm vắc - xin MMR vào tĩnh mạch.
  • Liều dùng vắc - xin MMR dành cho mọi lứa tuổi được chỉ định 0.5mg. Tốt nhất sẽ tiến hành tiêm ở mặt ngoài của cách tay.

Liều dùng vắc - xin MMR dành cho trẻ em

  • Trẻ sẽ không được chỉ định tiêm vào tĩnh mạch. 
  • Liều dùng vắc - xin MMR dành cho mọi lứa tuổi được chỉ định 0.5ml và cần phải được tiêm mặt ngoài của cánh tay. Theo đó, đội tuổi được khuyến cáo tiêm chủng vắc - xin từ khoảng  12 - 15 tháng tuổi.

Lịch trình tiêm chủng vắc - xin MMR được khuyến cáo:

- MMR II được chỉ định tiêm đồng thời với phòng bệnh sởi, rubella, bệnh sởi đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

- Lần đầu trẻ sẽ được tiêm > 12 tháng tuổi nên tiêm chủng trước khi bắt đầu học THCS. Quá trình tiêm chủng lại nhằm chuyển đổi lượng huyết thanh đối với những người không đáp ứng với liều dùng đầu tiên. Hãy tham khảo ý kiến của các văn bản, hoặc những bộ phận liên quan để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Đối với trẻ được tiêm chỉnh trong lần đầu < 12 tháng tuổi cần tiếp tục dùng dùng khác khi được 12 - 15 tháng tuổi trước khi bắt đầu đi học THCS.

Đối với trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi:

Theo đó, cơ quan Y tế địa phương sẽ khuyến cáo cho các bạn tiêm phòng bệnh sởi dành cho trẻ sơ sinh từ 6 - 12 tháng tuổi trước khi bùng phát dịch. Trẻ ở độ tuổi này không đáp ứng được những thành phần của vắc - xin. Mức độ an toàn và hiệu quả của vắc - xin MMR đối với trẻ < 12 tháng tuổi hiện nay vẫn chưa được chứng minh. Đối với trẻ sơ sinh càng nhỏ khi đó cơ thể chuyển đổi huyết thanh càng thấp.

Nhằm tránh được các liều vắc - xin không cần thiết, mọi người cần phải lưu giữ lại tài liệu tiêm chủng của trẻ và đưa cho người giám hộ sẽ tiêm vắc - xin MMR cho trẻ.

Cách dùng vắc - xin MMR như thế nào? 

  • Vắc - xin MMR được tiêm ở dưới da, theo đó sẽ được tiêm vắc - xin tại bệnh viện hoặc tại phòng khám.
  • Đối với vắc - xin MMR sẽ được tiêm theo một chu trình nhiều mũi. Mũi tiêm vắc - xin đầu tiên sẽ dành cho trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi. Mũi tăng trưởng sau sẽ dành cho trẻ từ 4 - 6 tuổi. Liều dùng vắc - xin MMR đầu tiên và liều thức 2 cần phải cách nhau ít nhất khoảng 4 tuần.
  • Mọi người hãy tiêm vắc - xin MMR theo đúng lịch trình cũng như hướng dẫn của các bác sĩ và nhân viên Y tế khuyến cáo tại địa phương.
  • Theo đó, các bác sĩ sẽ khuyến cáo các bạn cần phải điều trị trình trạng sốt, đau nhức bằng thuốc giảm đau không có chưa Aspirin,... sau khi tiêm thuốc và trong khoảng thời gian 24h tiếp theo. mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ ở trên nhãn thuốc về liều lượng cũng như cách dùng an toàn.
  • Điều quan trọng là các bạn cần phải ngăn ngừa được tình trạng sốt nếu như mắc phải chứng rối loạn, co giật như động kinh.
  • Vắc - xin MMR có khả năng gây nên tình trạng sai lệch kết quả xét nghiệm da đối với bệnh nhân lao trong vòng 6 tuần. Vì vậy, hãy trao đổi với các bác sĩ nến như các bạn tiêm vắc - xin MMR trong vòng 4 - 6 tuần vừa qua.

Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng vắc - xin MMR

Những trường hợp đang mắc phải những phản ứng ở mức độ đe dọa đến tính mạng khi đó không được chỉ định tiêm vắc - xin MMR tăng cường. Cần phải theo dõi những tác dụng phụ sau khi tiêm vắc - xin MMR. Đối với những trường hợp tiêm vắc - xin tăng liều, cần phải trao đổi với các bác sĩ được biết về những tác phụ mắc phải trước đó.

vac-xin-mmr-2
Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng vắc - xin MMR

Tốt nhất hãy gọi cấp cứu nếu như sau khi tiêm vắc - xin MMR gặp phải những phản ứng dị ứng như:

  • Khó thở.
  • Nổi phát ban bất thường.
  • Bị sưng mặt/ môi/ lưỡi.

Hãy gọi cho các bác sĩ nếu như trong thời gian tiêm vắc - xin MMR gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như: 

  • Gây nên tình trạng buồn ngủ hoặc có thể ngất xỉu.
  • Gặp phải những vấn đề thị thị giác hoặc thính giác.
  • Bị động kinh.
  • Hoặc cơ thể có thể bị sốt cao.
  • Cơ thể dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường và bị suy nhược.

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi tiêm vắc - xin MMR mọi người nên biết đến như:

  • Sốt nhẹ.
  • Đau nhức đầu, hoa mắt chóng mặt.
  • Đỏ và bị sưng hoặc nổi u tại vị trí tiêm vắc - xin MMR.
  • Gây nên gặp giác nôn mửa và bị tiêu chảy khó chịu.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian tiêm vắc - xin MMR cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất nếu gặp bất kỳ vấn đề bất thường gì, hoạc thắc mắc vấn đề gì hãy quay lại trao đổi với các bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp những thông tin trên liên quan đến vắc - xin MMR và liều dùng tương ứng do các giảng viên Cao đẳng Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ. Đây là thông tin mang tính tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222