Tin tức

Thứ năm: 14/03/2019 lúc 09:37
Nguyễn Trang

MỚI: Chế độ thai sản 2019 đối với vợ, chồng có tham gia Bảo hiểm xã hội?

Chế độ thai sản được nhiều người quan tâm hàng đầu. Vậy, khi vợ sinh con, chế độ thai sản của vợ, chồng được Pháp luật quy định như thế nào?

Thứ nhất: Điều kiện (Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014)

  • Đối với những lao động nam giới thì phải tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH) và có vợ sinh con.
  • Lao động nữ phải tham gia đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thứ 2: Chế độ thai sản đối với vợ chồng

- Thời gian hưởng chế độ thăm khám thai (Điều 32 Luật BHXH năm 2014):

Trong khoảng thời gian mang thai, những lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, 1 ngày/ lần. Đối với những trường hợp ở xa cơ sở khám chữa bệnh/ người mang thai mắc phải những bệnh lý khác, thai không bình thường khi đó sẽ được nghỉ 2 ngày/ lần để khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể những ngày nghỉ Lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

che-do-thai-san-1
Chế độ thai sản đối với vợ chồng

- Chế độ khi sinh con dành cho vợ; chồng:

+ Thời gian hưởng chế độ sinh con của vợ và chồng (Điều 31 Luật BHXH năm 2014):

  • Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
  • Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: 5 ngày làm việc, 7 ngày làm việc đối với trường hợp vợ phải phẫu thuật hay sinh con <32 tuần tuổi.
  • Những trường hợp vợ sinh đôi thì sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm 1 đứa được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Vợ sinh đôi trở lên nhưng phải tiến hành phẫu thuật thì được nghỉ số ngày tương ứng là 14.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
  • Những trường hợp sau khi sinh con, nếu con < 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ sẽ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con. Nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con mất, những thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không được vượt quá thời gian quy định trên và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của Pháp luật về lao động.
  • Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH/ cả 2 bố mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ mất sau khi sinh con thì cha/ người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Trường hợp chỉ mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện chăm sóc con/ bị chết thì cha/ người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.    
  • Những trong trường hợp cha/ người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia BHXH không nghỉ việc theo quy định thì người tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.
  • Trường hợp chỉ có bố tham gia BHXH mà mẹ mất sau khi sinh con/ gặp những rủi ro sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì bố được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
  • Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả những ngày nghỉ Lễ, Tết và những ngày nghỉ hàng tuần.

Kết luận: Theo đúng quy định người chồng tham gia BHXH mà có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc có hưởng lương nếu như vợ sinh thường, 7 ngày nếu như vợ sinh con phải tiến hành phẫu thuật, sinh con < 32 tháng tuổi. Người vợ sẽ được trước và sau khi sinh.

Thứ 3: Mức hưởng chế độ thai sản (Điều 39 Luật BHXH năm 2014): con là 06 tháng lương. Thời gian nghỉ tối đa trước khi sinh không quá 2 tháng

* Người lao động được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại những điều: 32, 33, 34, 35, 36, 37 của Luật thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ được tính như sau:

- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Người lao động đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, 33, những khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của những tháng đóng BHXH.

- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

Mức hưởng chế độ khi sinh con/ nhận nuôi con sẽ được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ/ trường hợp quy định tại Điều 33, 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

che-do-thai-san-2
Mức hưởng chế độ thai sản

* Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động, người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Theo đó, khi sinh con vợ/ chồng được trợ cấp một lần khi sinh con (Điều 38 Luật BHXH năm 2014):

- Lao động nữ sinh con/ người lao động nhận nuôi con < 6 tháng tuổi thì được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con/ tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

- Trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia BHXH thì bố được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Như vậy, người mẹ sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện thì chồng được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Bên cạnh đó, nếu sau khi nghỉ sinh người mẹ con có thể nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản (Điều 41 Luật BHXH):

+ Lao động nữ sau thời gian được hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1/ khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa được phục hồi sẽ được nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe từ 5 - 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả những ngày nghỉ Lễ, Tết và những ngày nghỉ hàng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ việc đó được tính cho năm trước.

+ Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

Quy định về thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

+ Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác;

- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222