Tin tức

Thứ ba: 12/11/2024 lúc 10:32
Lương Duy

Nâng cao chất lượng giáo dục bằng đổi mới cách quản lý và phát triển nhà giáo

Nâng cao chất lượng giáo dục là điều vô cùng cần thiết đặc biệt trong giai đoạn đổi mới như hiện nay. Để thực hiện điều này, cần đổi mới cách quản lý giáo dục và phát triển nhà giáo.

Nâng cao chất lượng giáo dục bằng đổi mới cách quản lý

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10.2024, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã nhấn mạnh về việc nâng cao chất lượng giáo dục. Ông cho hay, dự thảo Luật Nhà giáo thời gian qua đã được sự ủng hộ, đồng thuận rất cao của các đại biểu Quốc hội.

Quan điểm mới nhất được Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo khi xây dựng Luật nhà giáo không chỉ để quản lý mà cần để kiến tạo và phát triển. Theo Bộ GD-ĐT tiếp cận bằng cách đổi mới quan điểm trong phát triển nhà giáo. Có thể nói với giáo dục đây chính là lực lượng nòng cốt. Chất lượng giáo dục và đào tạo được quyết định là bởi cách quản lý và phát triển nhà giáo.

Nâng cao chất lượng giáo dục bằng đổi mới cách quản lý và phát triển nhà giáo

>>>> Xem ngay: 18 trường Đại học sử dụng điểm thi V-SAT tuyển sinh năm 2025

"Quan điểm là chuyển từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng chuyên môn và bằng những công cụ về chất lượng; chuyển từ quản lý nhân sự sang quản lý nguồn nhân lực. Chúng ta không chỉ coi nhà giáo là những viên chức mà đây thực sự là những người thầy, với kiến thức, kỹ năng để truyền đạt, phát triển và truyền bá tri thức, phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước", Thứ trưởng chia sẻ.

Vào sáng này 9/11, dự thảo Luật Nhà giáo đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trình bày báo cáo tóm tắt. Sau đó, về những nội dung chính của dự thảo luật này, Quốc hội đã thảo luận lấy ý kiến.

Tại tổ của Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo.

Tổng Bí thư cho rằng, nội dung Bộ GD-ĐT theo chỉ đạo của Chính phủ chuẩn bị cơ bản đã đáp ứng được việc giúp Luật Nhà giáo được nâng tầm. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Bộ GD-ĐT báo cáo Chính phủ trong việc làm sâu sắc 5 nội dung dưới đây:

  • Thứ nhất là quán triệt vai trò mang tính chiến lược của các nhà giáo.
  • Thứ hai là làm rõ quan hệ giữa người học và người thầy, cụ thể là đã có học trò, có người học thì phải có đủ thầy, đủ trường lớp.
  • Thứ ba là làm rõ và làm sâu sắc hơn quan điểm người thầy, các nhà giáo cũng là các nhà khoa học. Bên cạnh việc truyền đạt tri thức tới học sinh, người thầy cũng cần tự học, nghiên cứu để tiếp cận với các thông tin mới nhất.
  • Thứ tư là yêu cầu về hội nhập quốc tế. Trong mục tiêu tiến tới là đưa Tiếng Anh trở thành ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường, thầy cô cần phải được trang bị năng lực ngoại ngữ cùng với năng lực khác để có thể hội nhập. Cùng với đó là các công cụ tiên tiến trong giáo dục, thầy cô cũng cần được trang bị năng lực đầy đủ.
  • Thứ năm, ông Tô Lâm nhấn mạnh về việc chính sách để nhà giáo phục vụ học tập suốt đời. Trong mỗi chúng ta, ai ai cũng cần học tập dù ở độ tuổi nào. Đặc biệt với nhà giáo thì đây là điều quan trọng. Một nhà giáo giỏi là luôn luôn biết trau dồi. Vì vậy, cũng cần có những chế độ chính sách tốt để thầy cô cống hiến với nghề không kể tuổi tác.

Đặc biệt với giáo viên ở vùng khó khăn hay vùng sâu, vùng xa. Chính sách đối với họ rất quan trọng. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các vùng này, giúp phát triển kinh tế xã hội địa phương.

"Với tinh thần đó, Bộ GD-ĐT tiếp thu nghiêm túc, cầu thị và đầy đủ ý kiến của Tổng Bí thư cũng như của các đại biểu Quốc hội, của xã hội để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, nâng tầm Luật Nhà giáo, trong thời gian tới báo cáo Chính phủ và có thể trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5 sắp tới", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Nâng cao chất lượng giáo dục bằng đổi mới cách quản lý và phát triển nhà giáo

>>>> Cập nhật: Bộ GD giải đáp về kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp THPT toàn quốc

Về chế độ tiền lương đối với đội ngũ viên chức ngành giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng, hiện nay Bộ GD-ĐT cũng đang rà soát và phối hợp với các bộ, ngành tham mưu để đề xuất các chính sách phù hợp nhất.

Một là nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. Hai là để cải thiện thu nhập của nhân viên trường học, tiếp tục đánh giá các mức độ phức tạp của từng vị trí làm cơ sở điều chỉnh.

Ngoài giáo viên thì còn có các cán bộ nhân viên y tế và kế toán trường học có thu nhập chưa tốt. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, các nhân viên Y tế, kế toán tại các trường học cũng là viên chức. Họ chưa được hưởng chính sách ưu đãi của nhà giáo do bởi họ không phải là giáo viên.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các cơ quan tham mưu tổ chức và tổ chức theo thẩm quyền việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức, nhân viên trường học theo quy định. Qua đó, sẽ giúp cải thiện được thu nhập của đội ngũ cán bộ này.

Đồng thời, các chính sách đặc thù sẽ được áp dụng từng địa phương nhằm góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống để họ yên tâm công tác.

Đổi mới cách quản lý và phát triển nhà giáo sự là điều nên làm. Có như vậy, ngành giáo dục mới có thể phát triển và hội nhập.

Cao Đẳng Y Dược TPHCM cập nhật

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM trong số 12.500 giáo viên có hơn 63% muốn được hợp pháp việc dạy thêm ở nhà...
Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày vô cùng trọng đại tri ân những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta tới bến bờ...
02871060222