Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
18 trường Đại học sử dụng điểm thi V-SAT tuyển sinh năm 2025
V-SAT là kỳ thi đánh giá năng lực đầu vào trên máy tính do các trường Đại học phối hợp với Trung tâm khảo thí quốc gia (Bộ GD&ĐT) tổ chức. Năm 2025 này dự kiến sẽ có 18 trường Đại học sử dụng điểm thi V-SAT tuyển sinh.
18 trường Đại học sử dụng điểm thi V-SAT tuyển sinh 2025
Chiều ngày 6/11 vừa qua, Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH V-SAT năm 2025.
>>>> Cập nhật: Bộ GD giải đáp về kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp THPT toàn quốc
Đến thời điểm hiện tại, dự kiến 18 đơn vị đào tạo Đại học ký kết thỏa thuận hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả kỳ thi V-SAT cho năm tuyển sinh 2025. Các trường Đại học bao gồm:
- Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Mở TPHCM
- Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Duy Tân
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Đại học Đồng Tháp
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Đại học Luật TPHCM
- Học viện Ngân hàng
- Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM
- Trường Đại học Lạc Hồng
- Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Những nội dung quan trọng của kỳ thi V-SAT
Nội dung, hình thức và thời gian thi
V-SAT là thi đánh giá năng lực đầu vào trên máy tính là kì thi đánh giá đầu vào, do các trường Đại học phối hợp với Trung tâm khảo thí quốc gia (Bộ GD&ĐT) tổ chức. Theo đó, trong mùa tuyển sinh năm nay, các trường Đại học bắt đầu tổ chức các kỳ thi đánh giá đầu vào Đại học trên máy tính để xét tuyển sinh viên Đại học.
– Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong Chương trình THPT (có tiếp cận, định hướng theo Chương trình GDPT 2018), chủ yếu là lớp 12 (khoảng 90% kiến thức thuộc chương trình lớp 12; khoảng 10% kiến thức thuộc chương trình lớp 10 và lớp 11).
– Môn thi: Tổ chức thi 07 môn thi độc lập, bao gồm: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí. Tùy vào mục đích sử dụng kết quả thi, thí sinh được đăng ký dự thi từ 1 đến 7 môn.
– Hình thức thi: Thi trắc nghiệm khách quan theo từng môn thi độc lập trên máy tính.
– Thời gian làm bài môn Toán là 90 phút, mỗi môn còn lại là 60 phút.
Các dạng câu hỏi trong bài thi
>>>> Xem ngay: Năm 2025 bài thi đánh giá đầu vào V-SAT có gì mới?
a, Dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng, sai
Câu trắc nghiệm lựa chọn Đúng/Sai thường có định dạng ngoài phần để hỏi. Để thí sinh dựa vào hiểu biết của mình đưa ra quyết định chọn Đúng hoặc Sai, loại câu hỏi này gồm ba cột, một cột là danh sách những câu hỏi và hai cột còn lại là các ô trống.
Mỗi câu hỏi loại này thường xây dựng 4 – 5 phương án lựa chọn Đúng/Sai.
b, Dạng câu hỏi trắc nghiệm ghép hợp
Là câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngoài phần để hỏi-phần dẫn. Câu hỏi này gồm hai cột, một cột là danh sách những câu/ý hỏi và một cột là danh sách các câu trả lời. Thí sinh tìm cách ghép những câu hỏi của cột này với các câu trả lời ở cột còn lại sao cho phù hợp dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau.
Phần để hỏi thường được đặt ở cột bên trái, đánh thứ tự câu/ý hỏi bằng chữ số (1, 2, 3…); phần trả lời được đặt ở cột bên phải, đánh thứ tự bằng chữ cái latin (A, B, C…). Số lượng lựa chọn ở cột bên phải thường được thiết kế nhiều hơn, số lượng các câu hỏi ở cột bên trái để đảm bảo độ giá trị của câu hỏi và giảm thiểu khả năng khoanh bừa của mỗi thí sinh.
c, Dạng câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
Với câu trắc nghiệm trả lời ngắn, thay vì lựa chọn câu trả lời từ các phương án cho sẵn, thí sinh được yêu cầu tìm ra câu trả lời của mình. Câu trả lời có thể là một từ, một con số, một biểu tượng hoặc một cụm từ hay cũng có thể là một câu trả lời đơn giản.
Với dạng trắc nghiệm này sẽ giúp kiểm tra việc ghi nhớ thông tin, sự kiện quan trọng hoặc những kiến thức, khái niệm cơ bản; kiểm tra kỹ năng thực hiện một nhiệm vụ; kiểm tra năng lực tư duy, suy luận logic; kiểm tra khả năng áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan.
Cấu trúc chung các môn thi và cách chấm điểm
Dạng câu hỏi |
Số câu hỏi |
Số tiểu mục câu hỏi |
Điểm thô |
Số câu hỏi theo cấp độ |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
Đúng/ Sai |
15 |
60 |
90 điểm |
5 |
5 |
3 |
2 |
Ghép hợp |
5 |
20 |
30 điểm |
1 |
2 |
1 |
1 |
Trả lời ngắn |
5 |
5 |
30 điểm |
2 |
1 |
1 |
1 |
Tổng số |
25 |
85 |
150 điểm |
8 |
8 |
5 |
4 |
– Cách chấm điểm: Các bài thi được tính điểm theo cả hai cách: điểm thô và điểm năng lực. Điểm thô của một thí sinh sẽ là tổng số điểm mà thí sinh đạt được dựa trên số tiểu mục câu hỏi trả lời đúng. Đối với dạng thức câu hỏi Đúng/Sai và Ghép hợp, mỗi câu hỏi có 4 tiểu mục câu hỏi. trả lời đúng mỗi tiểu mục sẽ được 1,5 điểm. Đối với câu hỏi trả lời ngắn, mỗi câu trả lời đúng được 6 điểm. 150 điểm là tổng điểm mỗi bài thi.
Ở bài thi này, thí sinh phải trả lời đầy đủ và đúng 85 tiểu mục câu hỏi thi thì mới có thể đạt điểm tối đa. Đây là điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của định dạng bài thi V-SAT. Số lượng các tiểu mục câu hỏi thi khá lớn sẽ giảm thiểu được việc thí sinh lựa chọn theo may rủi. Từ đó, giúp kết quả của kỳ thi có được sự tin cậy cao nhất để các trường có thể sử dụng tuyển sinh.
Năm 2024, có 5 trường tổ chức thi và 10 trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Năm 2025 số lượng đã tăng lên đáng kể. Qua đó có thể thấy chất lượng của kỳ thi được đánh giá cao.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn cập nhật