Tin tức

Thứ sáu: 22/03/2019 lúc 09:16
Nguyễn Trang

TIN TỨC: Chưa hết "Bão" sán lợn, cư dân lạnh lại xôn xao vì sán cá

Sau sự việc hàng trăm trẻ dương tính với sán lợn ở Bắc Ninh, chiều ngày 18/03, một đoạn clip đã ghi lại hình ảnh sán cá lổm ngổm trong miếng cá rô đồng được đăng tải trên mạng xã hội một lần nữa khiến những bà nội trợ rùng mình.

Sán cá là gì?

Sán cá được biết đến là một loại ký sinh trùng đường ruột khá phổ biến. Theo thống kê trên Thế giới có khoảng 20 triệu người mắc phải bệnh sán cá. Sán cá gặp ở những Quốc gia thuộc Châu Á, Âu và Châu Mỹ.

Theo một số thông tin được đăng trên Web của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng Tp. Hồ Chí Minh, loại sán cá thường gặp nhất ở Việt Nam là sán dải cá Diphyllobothrium latum.

san-ca-2
Sán cá rúc rích trong từng lát cá

Đặc biệt sán dải cá Diphyllobothrium latum có kích thước dài khoảng từ 3 - 10m, hay có thể dài lên đến 20m và mỗi con có khoảng từ 3.000 - 4.000 đốt. Đối già không rời khỏi thân sán, có chiều dài ngắn hơn chiều ngang. Mỗi ngày sán có thể đẻ đến 1.000.000 trứng.

Một số loại ký sinh trùng cơ thể thường bị nhiễm sau khi ăn cá sống là sán lá gan, giun đũa hay sán dây. Vì cá sống không được chế biến nên nếu cá bị nhiễm ấu trùng thì sẽ trực tiếp di chuyển sang người, ký sinh và phát triển trong nội tạng nhiều năm liền nếu không được phát hiện kịp thời.

Clip sán cá rúc rích ở trong miếng cá tươi

Một đoạn clip “Sán cá” được tài khoản FB có tên P.N.D và nhiều dùng mạng xã hội khác đăng tải và chia sẻ. Theo đó, con cá được chia ra thành nhiều khúc và lộ ra là rất nhiều nốt trắng cùng những con sán nhúc nhích bò ra khỏi miếng cá.

Clip sán cá rúc rích ở trong miếng cá tươi

Người đăng tải đoạn clip đó lên - Tài khoản FB P.N.D cho biết thêm: Cá rô bây giờ thường được nuôi trong các ao tù. Vì vậy, cá nhiễm sán có thể do môi trường nuôi trong môi trường không đảm bảo vệ sinh/ cá ăn thức ăn có chứa trứng sán.

Anh D. cũng khuyến cáo mọi người không nên vì hình ảnh này mà sợ hãi, tẩy chay thịt cá, lợn bởi hầu như loài động vật nào cũng có thể nào cũng có thể bị nhiễm giun, sán khi môi trường sống không được đảm bảo. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ được sức khỏe cho bản thân, gia đình là nên ăn chín, uống sôi và tránh xa những món ăn tái hay sống.

Sán cá nguy hiểm như thế nào?

Đa phần bệnh nhân nhiễm sán dải cá D. Latum thường không có triệu chứng khi nhiễm bệnh. Khi nhiễm nhiều sán, người bệnh sẽ có những triệu chứng không rõ ràng hơn như: bị đau bụng, rối loạn hệ tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi và có thể bị liệt chi,...

san-ca-1
Sán dải cá trưởng thành thân nhiều đốt

Những trường hợp nặng hơn có thể gây nên tình trạng tắc ruột, ói mửa ra sán. Bệnh do sán dải D. Latum có thể gây nên những hội chứng thiếu máu do thiếu hụt hàm lượng Vitamin B12. Mọi người có thể phòng ngừa nhiễm sán dải cá bằng cách không ăn cá hay không ăn những món cá chưa được nấu chín.

Nếu ưu thích những món ăn cá sống Sushi, Sashimi, bạn cần phải đảm bảo nhà hàng chế biến đã đông lạnh ở nhiệt độ -10°C hay ở nhiệt độ thấp hơn, trong thời gian 2 ngày để diệt hết những ấu trùng gây bệnh.

Nguồn: vietnammoi

Chia sẻ

02871060222