Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Ông Vũ Trọng Lương người đứng đầu vụ việc nâng điểm tại tỉnh Hà Giang bị xử lý ra sao?
Ông Vũ Trọng Lương là người trực tiếp đứng đầu trong vụ việc nâng điểm tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang. Vậy với vụ việc này ông Vũ Trọng Lương sẽ xử lý như thế nào?
- 10 điểm đáng chú nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018
- Thông báo về lịch điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển Đại học năm 2018
- Cập nhật: Phổ điểm khối thi truyền thống đối với các thí sinh trên cả nước
Ông Vũ Trọng Lương người đứng vụ việc nâng điểm bị xử lý ra sao?
Theo ý kiến từ các Luật sư cho hay trường hợp ông Vũ Trọng Lương nhận số tiền từ người thân thí sinh nhờ nâng điểm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ bị phạt tù đến 20 năm.
Chiều ngày 17/07 đã diễn ra cuộc họp báo để tiến hành kiểm tra rà soát, tiến hành kiểm tra và xử lý những sai phạm điểm thi tại Hội đồng thi tỉnh Hà Giang. Đại diện A38 (Bộ Công an) và Bộ Giáo dục & Đào tạo đã xác định ông Vũ Trọng Lương - Nguyên Phó phòng Khảo thí & Kiểm định Chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang là người đứng đầu vụ việc sửa điểm thi thành phần các môn của 114 thí sinh với tổng 330 bài thi đã khiến điểm thi chênh lệch hơn rất nhiều so với mức điểm thật.
Trước đó ông Vũ Trọng Lương đã tải toàn bộ dữ liệu về máy, có rất nhiều số điện thoại liên lạc gửi về và cán bộ đã tiến hành nhập điểm theo số điện thoại đó.
Hành vi sửa điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia được xem xét là "Tội giả mạo" trong công tác. Theo đó, Quy định tại Điều 359 Bộ Luật Hình sự năm 2015, những người phạm tội này có thể phạt từ >20 năm và mức hình phạt thấp nhất là 12 tháng. Theo ý kiến của Luật Sư Vũ Tiến Vinh cho hay.
Và những hàng vi người thân học sinh nhờ những cán bộ nâng điểm, đồng thời là người trực tiếp/ trung gian đưa tiền hay những lợi ích khác cho ông Vũ Trọng Lương tức đồng nghĩa với tội "Đưa hối lộ được Quy định tại Điều 364 Bộ Luật hình sự năm 2015".
Theo đó, mức mức phạm trên của ông Vũ Trọng Lương nếu nhận hối lộ tiền/ tài sản/ những lợi ích khác quy đổi ra mức tiền với trị giá 1 tỷ sẽ tương ứng với hình phạt cao >20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, vụ việc nâng điểm cho các thí sinh chỉ nhờ mang tính chất tình cảm và không hối lộ thì có thể xem xét là không bị phạm tội. Vấn đề có đưa hối lộ hay không còn do cơ quan có trách nhiện tiến hành điều tra khách quan chứu không chỉ căn cứ vào những lời khai từ phía phụ huynh của các thí sinh.
Bên cạnh đó, Luật sư Vũ Tiến Vinh cũng phân tích thêm: "Trường hợp ông Lương nếu có hành vi nhận hay sẽ nhận tiền/ tài sản hay những vật chất khác để nâng điểm cho các học sinh thì cung sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Nhận hối lộ".
Hình phạt của tội Nhận hối lộ cũng sẽ nghiêm khắc hơn so với tội Đưa hối lộ. Dựa theo Khoản 4 Điều 354 Bộ Luật Hình sự năm 2015, theo đó tội hối lộ có mức hình phạt cao nhất đến tử hình nếu của hối lộ có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên.
Theo một số Luật sư khác cho hay nếu có việc đưa và nhận hối lộ thì các tin nhắn liên quan đến việc nâng điểm đều là chứng cứ trực tiếp nhất cho hành vi via phạm Pháp luật của các bên. Không nhất thiết ông Lương nhắn tin đồng ý lại, chỉ cần ông Lương có hành vi nâng điểm đồng nghĩa với Lương cũng đã chấp nhận yêu cầu "Giao dịch" đưa và nhận hối lộ hoàn tất.
Ngoài ra, các cơ quan điều tra còn thu nhập thêm nhiều chứng cứ khác từ nhiều nguồn khác nhau từ nhiều nguồn như: lời khai từ các bên, lời khai nhân chứng và hình thức giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng (nếu có),... Tính đến thời điểm hiện tại vụ việc trên vẫn đang được các cơ quan thẩm quyền điều tra và làm rõ.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!