Tin tức

Thứ năm: 16/01/2025 lúc 11:04
Lương Duy

Nếu bỏ xét tuyển sớm thì các kỳ thi ĐGNL, ĐGTD, V-SAT bị ảnh hưởng như thế nào?

Về việc xét tuyển sớm, vừa qua đã có rất nhiều ý kiến đề xuất bỏ. Vậy nếu như bỏ xét tuyển sớm thì các kỳ thi ĐGNL, ĐGTD, V-SAT bị ảnh hưởng như thế nào?

Nhiều ý kiến đề xuất bỏ xét tuyển sớm

Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù dự thảo quy chế tuyển sinh vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến nhưng Bộ GD-ĐT đã đưa ra những định hướng cụ thể về việc xét tuyển sớm. Sự điều chỉnh này nhận được sự quan tâm đặc biệt vì không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển sinh của các trường mà còn tác động đến việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh.

Nếu bỏ xét tuyển sớm thì các kỳ thi ĐGNL, ĐGTD, V-SAT bị ảnh hưởng như thế nào?

>>>> Xem ngay: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên bỏ phương thức xét học bạ từ năm 2025

Năm nay, theo dự thảo thông tư sửa đổi và bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ Đại học và Cao đẳng ngành giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT dự kiến điều chỉnh việc tổ chức đăng ký và xét tuyển sớm. Dự thảo nêu rõ các cơ sở đào tạo có thể thực hiện xét tuyển sớm bằng phương thức phù hợp để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập nổi bật. Chỉ tiêu xét tuyển sớm do các cơ sở đào tạo quy định nhưng không được vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành hoặc nhóm ngành đào tạo. Đồng thời, các trường phải đảm bảo điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển trong đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.

Tuy nhiên, sau một thời gian lấy ý kiến, Bộ GD-ĐT dự kiến có thay đổi so với dự thảo về xét tuyển sớm. Chia sẻ trong tọa đàm Công tác hướng nghiệp và tuyển sinh ĐH năm 2025, do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức sáng 5.1, PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết dự kiến năm nay sẽ không còn xét tuyển sớm. Lý giải về dự kiến điều chỉnh này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho hay: "Nhiều chuyên gia tuyển sinh đề xuất bỏ xét tuyển sớm khi hệ thống tuyển sinh đã quá ưu việt, dù xét tuyển sớm hay xét tuyển chung thi sinh vẫn đặt toàn bộ nguyện vọng lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung''.

Do đó, theo PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Ban soạn thảo đã đề xuất với lãnh đạo Bộ GD-ĐT rằng nên bỏ khái niệm xét tuyển sớm. Khái niệm này chỉ liên quan đến thời gian nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Trong khi giai đoạn xét tuyển chung sẽ áp dụng tất cả các phương thức tuyển sinh, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Hơn nữa, việc không tổ chức xét tuyển sớm còn giúp đảm bảo quyền lợi cho những thí sinh không đủ điều kiện tham gia các kỳ thi riêng để tuyển sinh.

Căn cứ để xác định chỉ tiêu từng phương thức

Một vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm là khi các phương thức xét tuyển được thực hiện đồng thời, các trường Đại học có xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng phương thức hay không? Nhiều người lưu ý điều này bởi ngoài số lượng thí sinh đăng ký, chỉ tiêu tuyển sinh là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các thí sinh và xác định điểm chuẩn đầu vào theo từng phương thức.

Nếu bỏ xét tuyển sớm thì các kỳ thi ĐGNL, ĐGTD, V-SAT bị ảnh hưởng như thế nào?

>>>> Mách bạn: Danh sách địa điểm thi Đánh giá năng lực, tư duy năm 2025

Thạc sĩ Lê Phan Quốc, chuyên gia tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng: "Trường hợp bỏ xét tuyển sớm, việc xét tuyển từ kỳ thi riêng không thay đổi về mặt bản chất. Mọi năm, sau khi tham gia xét tuyển sớm, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển phương thức sử dụng điểm kỳ thi riêng sẽ có tâm lý an tâm trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng sau đó, thí sinh vẫn thực hiện việc đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống chung để lựa chọn giữa các phương thức. Nay, nếu bỏ xét tuyển sớm, thí sinh vẫn lựa chọn giữa các phương thức - trong đó có điểm kỳ thi riêng, để đặt nguyện vọng như bình thường".

Vì vậy, theo thạc sĩ Quốc, dù thí sinh đăng ký nguyện vọng đồng thời các phương thức, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng phương thức vẫn cần thiết. "Các trường khi xác định chỉ tiêu từng phương thức hướng đến 2 mục tiêu: đảm bảo sự công bằng cho thí sinh khi tham gia xét tuyển ở mỗi phương thức và nhằm tuyển lựa nhóm thí sinh nhất định cho mỗi phương thức. Do đó, chỉ tiêu tuyển sinh là căn cứ cần thiết trong việc lựa chọn thí sinh, xác định điểm trúng tuyển của từng phương thức dù có quy về một thang điểm chung như dự thảo quy chế tuyển sinh", ông cho biết thêm.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng phương thức vẫn được thực hiện như một căn cứ để xét tuyển. Tuy nhiên, như những năm trước, chỉ tiêu tuyển sinh ban đầu chỉ là mức dự kiến. Sau đó, các trường sẽ căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển và linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu cho phù hợp trong quá trình xét tuyển.

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện các dự thảo cũng như tham khảo ý kiến đóng góp từ các cơ sở đào tạo, các chuyên gia, quy chế tuyển sinh Đại học năm 2025 sẽ được ban hành trong thời gian tới.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Các trường hợp giáo viên được và không được phép dạy thêm theo Thông tư 29

Các trường hợp giáo viên được và không được phép dạy thêm theo Thông tư 29

Thông tư 29 quy định rõ ràng về việc tổ chức dạy thêm, nhằm đảm bảo quyền lợi và chất lượng học tập của học sinh,...
Phương pháp đào tạo các trường ĐH để sinh viên không quá tải với ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

Phương pháp đào tạo các trường ĐH để sinh viên không quá tải với ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Vinh là các trường đi đầu và đã có những phương pháp phù...
02871060222