Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Tâm sự thật lòng của bác sĩ hơn 40 năm làm nghề Y: Ranh giới giữa cứu & Hại người nhiều khi rất mong manh
Hơn 4 thập kỷ qua, từ lúc bén duyên với nghề Y đến thời gian phải nghỉ hưu, một bác sĩ phẫu thuật đã nhận được một bài học đắt giá như sau: “Tính tự mãn là tội ác lớn nhất trong ngành giải phẫu”.
Đằng sau ánh hào quang của ngành giải phẫu là những giằng xé, đấu tranh với chính bản thân mình của người bác sĩ khi công tác trong cuộc việc này. Câu chuyện trong nghề Y sau đây được chia sie bởi Bác sĩ Henry Marsh - Chuyên ngành Giải phẫu thần kinh, cũng chính là tác giả của cuốn: “Lời thú tội: Cuộc sống của một bác sĩ phẫu thuật thần kinh”, giúp mọi người hiểu hơn về điều này.
“Tôi yêu ngành giải phẫu ngay từ cái nhìn đầu tiên”
Thời gian cách đây khoảng 40 năm về trước, khi tôi mới được chứng kiến một ca phẫu thuật chứng phình mạch. Chứng phình mạch xảy ra khi xuất hiện những vết giãn, rộng khoảng vài milimet, bị phình ra bên ngoài động mạch chủ của não bộ. Tuy nhiên, người bệnh không thể biết được điều này, căn bệnh có thể gây nên tình trạng tử vong/ dẫn đến những cơn đột quỵ nghiêm trọng.
Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một cuộn phim siêu nhỏ vào động mạch bị phình để ngăn ngừa được tình trạng vỡ mạch máu. Tuy nhiên, trong quá trình đặt bác sĩ đặt thiết bị hiển vi này, có thể sẽ gây nên tình trạng tử vong/ đột quỵ tại chỗ, mặc dù xác suất xảy ra tình trạng này là rất thấp.
Thực hiện giải phẫu não bộ là một trong những công việc cực kỳ quan trọng. Một bác sĩ thực hiện ca giải phẫu này cần phải khéo léo đưa thiết bị hiển vi vào cơ thể. Đồng thời, các bác sĩ phải làm chủ được cảm xúc phức tạp của mình khi tiến hành xử lý những dây thần kinh và mạch máu. Điều này cũng giống như việc khống chế một quả bom sắp nổ, bệnh nhân mới là người trực tiếp đối mặt với những rủi ro.
Công việc tiến hành giải phẫu thần kinh rất phù hợp với bản chất ưa cạn tranh, thích được chinh phục cũng như niềm đam mê với quá trình nghiên cứu khoa học não bộ.
Không phải vì vinh quang hơn việc trở thành một bác sĩ giải phẫu thần kinh. Ngay ngày sau đó, tôi đã đưa ra quyết định điều chỉnh việc học để hướng đến mục tiêu của bản thân mình nhanh hơn.
Tiến hành phẫu thuật hay không phẫu thuật?
Giờ đây khi sắp phải nghỉ hưu, tôi vẫn yêu công việc giải phẫu thần kinh, tuy nhiên quan điểm của tôi trong công việc này đã thay đổi nhiều: “Tôi sớm hiểu ra rằng, phẫu thuật thần kinh là công việc hết sức thô thiển so với sự tinh vi, cũng như tính phức tạp của bộ nã0 con người”.
Theo đó, công cụ chính mà chúng tôi sử dụng là một máy hút nhỏ, có đường kính tầm khoảng 2 milimet, lớn gấp 50 lần so với kích thước trung bình của tế bào não. Chúng tôi đã phải đối mặt với sự phức tạp của não bộ với một thiết bị công nghệ thấp như thế đấy.
Tệ hơn nữa, khả năng phục hồi của não cũng rất hạn chế, không dễ lành lại như xương cơ hay những mô khác trên cơ thể. Bởi vậy, phẫu thuật não là việc đặc biệt nguy hiểm, không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao, gây nguy cơ bại liệt mà còn thay đổi về trí tuệ, nhân cách của chính bản thân mình.
Khó khăn hơn nữa của một ca phẫu thuật não thường không nằm ở những khâu mổ thực hiện. Thử thách lớn nhất nằm ở việc các bác sĩ phẫu thuật phải xem xét liệu bệnh nhân có cần tiến hành phẫu thuật hay không, cân bằng như thế nào giữa rủi ro, lợi ích của quyết định. Cả 2 trường hợp đều có những xác suất thất bại nhất định. Phán đoán sai là điều rất dễ xảy ra.
Điều trị thái quá là một trong những vấn đề lớn trong Y học hiện đại ngày nay, nhất là ở nước Mỹ. Bệnh nhân sẽ thực sự khỏe mạnh hoàn toàn sau khi phẫu thuật là một điều bất thường. Trong trường hợp đó, bệnh nhân có thể dửng dưng hơn/ có những biểu hiện trong việc cân bằng cảm xúc.
Đối với những ca như vậy, quả thực quyết định tiến hành phẫu thuật sẽ gây ra những rủi ro còn lớn hơn khi chưa được phẫu thuật. Tôi đã từng đối mặt với những tình huống ấy, bệnh nhân trở nên kích động, định tấn công tôi. Đây là những sai lầm tệ nhất trong cuộc đời mà tôi từng gây ra, hầu hết đều xuất phát từ việc ra quyết định của chính mình.
Không nên để những lý lẽ biện hộ nâng đỡ cho lòng tự mãn, biến thành những vị Chúa nhân tâm
Đa phần những người ngoài cuộc đều sẽ nhìn ra những sai lầm của chúng ta dễ dàng hơn việc tự ta nhận lấy những lỗi sau của chính mình. Chỉ khi sự nghiệp sắp dừng lại, tôi mới hiểu được tầm quan trọng của việc có những đồng nghiệp tốt bên cạnh, sẵn sàng chỉ ra những điểm yếu cho chính mình.
Trong môi trường của ngành giải phẫu, các bác sĩ không mấy khi cảm thấy được sự hòa đồng với nhau. Trái lại, chúng tôi cạnh tranh nhau một cách khốc liệt. Bởi, “cái tôi” trong ngành này lúc nào cũng ở mức cao ngất ngưởng.
Người ta không thể tiến hành giải phẫu với biết bao điều rủi ro nguy hiểm mà không nhận được sự tôn trọng trong đúng mức. Làm việc nhóm thường không phải là điều dễ chịu đối với các bác sĩ phẫu thuật.
Mỗi một người bác sĩ cũng rất dễ trở nên “thiếu trong sạch”. Điều này đôi khi còn xuất phát từ chính lòng biết ơn của bệnh nhân/ thói xu nịnh từ bên ngoài. Bạn còn có thể tỏ ra lỗ mãng với bệnh nhân, nhưng họ cảm thấy không được khỏe mạnh, học vẫn cứ nhìn bạn một một bác sĩ tuyệt vời.
Nếu như tình trạng của bệnh nhân có thể xấu đi, chúng ta thường nghĩ ra nhiều cách để biện hộ cho chính bản thân mình. Chúng ta có thể đổ lỗi cho khoa nghiên cứu - Chẩn đoán, thiết bị/ bộ phận chăm sóc hậu phẫu thuật, bác sĩ gây mê,...
“Tất cả cá..c lí lẽ biện hộ cho những sai lầm đều cho phép chúng ta tiếp tục tự coi mình là những sinh vật cao quý, những vị Chúa mà kẻ nghèo khổ, đầy sợ hãi kia đang cầu khẩn”.
Cũng giống như bác sĩ René Leriche phẫu thuật người Pháp có nói: “Hầu hết các bác sĩ trong ngành giải phẫu đều mang trong mình một tâm hồn “nghĩa địa.
Nơi đó sẽ là chốn dung thân của các viên sỏi thô ráo, đại diện cho nỗi đau mà chính bàn tay bác sĩ đã gây ra cho bệnh nhân. Chiến thắng mà chúng ra có dựa trên những thảm họa xảy đến với người bệnh”.
Tình tự mãn là tội ác lớn nhất trong ngành giải phẫu. Tất cả những bác sĩ đều phải đối mặt với các thách thức to lớn của việc tự cân bằng, giữa tính chuyên nghiệp công việc, lòng trắc ẩn trước những nỗi đau.
Bạn có thể chăm sóc bệnh nhân một cách quá mức, để rồi cảm thấy bản thân mình đang quá tải, nặng nề. Bởi lẽ, dù bạn có khéo léo, chuyên nghiệp, siêng năng đến cỡ nào thì bệnh nhân cũng vẫn chịu đựng những dày vò, đau đớn về thể xác và ra đi.
“Nếu bạn không “đồng cam cộng khổ” cùng với họ ở một mức độ nào đó, bạn sẽ mất đi không chỉ nhân tính của mình mà còn cả động lực để phấn đấu tốt hơn”.
Tôi vẫn yêu cuộc đấu tranh để tìm được sự cân bằng đó, điều này cũng để “bào chữa” cho việc, vẫn đang còn khá nhiều bệnh nhân tin tưởng, nhờ cậy vào chúng ta.
Tổng hợp tất cả những chia sẻ trên được trích từ cuốn sách “Lời thú tội: Cuộc sống của một bác sĩ phẫu thuật não” của Bác sĩ Marsh. Ấn phẩm này do nhà xuất bản St.Martin phát hành vào ngày 3 tháng 10 trong năm nay.
Nguồn: http://soha.vn