Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Ngành cơ điện tử là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai như thế nào?
Ngành cơ điện tử hiện nay cũng là một trong những ngành HOT và thu hút được nhiều thí sinh đăng ký theo học. Dưới đây là những thông tin liên quan đến ngành nghề này, thí sinh cùng tìm hiểu cụ thể.
Cơ điện tử là gì?
Ngành cơ điện tử là sự kết hợp giữa kỹ thuật máy tính, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử. Đây được đánh giá là một trong những ngành quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển khoa học công nghệ và trong đời sống hàng ngày. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp này nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế, phát triển thêm được những sản phẩm để tạo ra được các sản phẩm mới có tính năng vượt trội. Theo đó, Robot sẽ là một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất của ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Sinh viên khi theo học ngành Cơ điện tử sẽ được trang bị những kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống điều khiển nhúng, kiến thức về cảm biến, Robot, hệ thống khí nén - thủy lực, kiến thức liên quan đến hệ thống đo lường và điều khiển thông minh. Một số môn học tiêu biểu tại các trường Đại học/ Cao đẳng đưa vào những học phần tiêu biểu trong chương trình đào tạo như: thiết kế hệ thống số, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, những hệ thống cơ điện tử, truyền động cơ khí, điều khiển logic, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi,... Đây là những kiến thức cơ bản sẽ trang bị cho sinh viên trong thời gian theo học tại các trường đào tạo ngành cơ điện tử.
Hiện nay, số lượng trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử khá nhiều, nhằm hàng năm có thể cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng để có thể đáp ứng được những yêu cầu công việc đề ra. Theo đó, những trường Đại học đào tạo nghề cơ điện tử được đánh giá uy tín và có chất lượng đào tạo tốt được kể đến như: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Đại Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh,... Bên cạnh việc đẩy mạnh những đào tạo những kiến thức cơ bản trong ngành nghề, sinh viên còn trang bị thêm về những kỹ năng về tư duy logic, kỹ thuật quản lý thời gian, rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên ở những doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại,... Đây là những kỹ năng cần có để sinh viên có thể phát huy tối đa được những tố chất, khả năng của một Kỹ sư cơ điện tử trong tương lai.
Theo học cơ điện tử ra làm gì?
Nhiều thí sinh thắc mắc không biết ngành cơ điện tử có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai như thế nào? So sánh chung cho thấy cơ hội nghề nghiệp của ngành cơ điện tử khá đa dạng, sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có dễ dàng lựa chọn được việc phù và mức lương hấp dẫn. Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước, những xí nghiệp liên doanh có vốn đầu từ chủ yếu từ nước ngoài đều đã được đưa vào sử dụng theo dây chuyển. Đây cũng chính là nguyên nhân cần phải có một nguồn nhân lực ngành cơ điện tử đủ để đáp ứng được những yêu cầu công việc đề ra.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành cơ điện tử tại các trường đào tạo sẽ có khả năng thiết kế, sáng tạo ra được những sản phẩm cơ điện tử như: những hệ thống dây chuyền sản xuất tự động, máy móc, các thiết bị liên quan, ứng dụng các sản phẩm điện tử tại những nước tiên tiến trên Thế giới, biết cách vận hành, kế thừa, bảo dưỡng và phát triển; hoàn thiện thêm những sản phẩm đã có.
Theo đó, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành cơ điện tử sẽ có thể đảm nhiệm những vị trí tương ứng như:
+ Làm chuyên viên tư vấn công nghệ, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao những dây chuyền, thực hiện hệ thống tự động; bán tự động tại những công ty về điện tử, cơ khí.
+ Kỹ sư thiết kế, phần mềm điều khiển máy móc, hệ thống sản xuất tự động.
+ Trong trường hợp thăng tiến sẽ có thể trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng Bộ phận kỹ thuật tại những công ty; doanh nghiệp liên quan đến cơ khí và điện tử.
Tuy nhiên, để có thể đảm nhiệm được những công việc trên, tại trường đào tạo sẽ trang tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập để biết thêm được nhiều kỹ năng trong ngành nghề. Điều này sẽ giúp sinh viên tự tin hơn sau khi ra trường làm việc tại những cơ quan khác nhau, không phải lo lắng và mất tự tin khi được giao bất kỳ công việc nào. Đây sẽ là những bước chuẩn bị cơ bản đầu tiên cho các Kỹ sư cơ điện tử tương lai đảm nhiệm công việc tại cơ quan làm việc. Đồng thời, sau khi tốt nghiệp đi làm cần phải thích ứng nhanh với những yêu cầu đặt ra, đảm nhiệm tốt về công tác quản lý và điều hành công việc.
Trên đây trang thông tin điện tử của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ liên quan đến ngành cơ điện tử và những nghề nghiệp tương ứng trong tương lai về sau. Thí sinh nếu có ước muốn theo đuổi ngành học này cần phải thường xuyên cập nhật thông tin tuyển sinh liên quan, để nhanh chóng nộp hồ sơ về trường đào tạo.