Tin tức

Thứ sáu: 23/11/2018 lúc 16:13
Nguyễn Trang

Nguyên nhân và những triệu chứng nhận biết bệnh uốn ván

Uốn ván là một trong những bệnh lý khá phổ biến nhiều người mắc phải. Để nhận biết được bệnh và tìm hiểu được đâu là những nguyên nhân gây bệnh mọi người cùng tham khảo thông tin dưới đây.

Uốn ván là bệnh gì?

Uốn ván còn được gọi với cái tên khác là bệnh đòn gánh. Bệnh lý này do loại vi khuẩn uốn ván Clostridium tetan gây ra. Theo các bác sĩ cho biết loại vi khuẩn này có khắp mọi nơi trên Thế giới nhưng chủ yếu được tìm thấy ở trong đất. Vi khuẩn uốn ván tạo ra chất độc làm gây tổn thương đến những tế bào thân kinh. Những phần cơ bắp điều khiển những dây thần kinh dần dần sẽ bị tê liệt và cứng dần.

Nguyên nhân và những triệu chứng nhận biết bệnh uốn ván 1
Uốn ván là bệnh gì?

Trong những trường hợp không được điều trị nhanh chóng bệnh có thể gây nên tình trạng tử vong hay những cơ hô hấp sẽ ngừng hoạt động. Hiện nay, có tất cả những loại uốn ván như: uốn ván toàn thân, uốn ván cục bộ hay đối với trẻ sơ sinh. Bệnh lý này không lây nhiễm và sẽ có những vắc - xin để phòng ngừa phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván là gì?

Những đối tượng mắc bệnh uốn ván có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: bị nhiễm trùng vết thương, nhất là các vết thương hở, những bào tử vi khuẩn sinh sôi gây nên bệnh. Bên cạnh đó, bào tử xâm nhập vào vết thương trên da, vi khuẩn phát triển và tạo ra những độc tố bám vào đuôi của những sợi thần kinh. Theo đó, các chất độc có thể lây lan vào đến tận tủy sống hay một số trường hợp lên tận não. Từ đó, những độc tố ngăn chặn được những tín hiệu hóa học từ não và tủy sống đến cơ. Theo đó, ở những phần cơ sẽ xuất hiện những tình trạng co giật, tim ngừng thở và dẫn đến tình trạng tử vong. Đối với bệnh uốn ván sơ sinh thường bắt nguồn từ nhiễm trùng do cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh.

* Tìm hiểu những nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao

Một số giảng viên Khoa Cao đẳng Dược TP HCM cho hay về những những nguy cơ mắc bệnh uốn ván ở mức độ cao gồm:

+ Thiếu hệ miễn dịch - có thể do hệ miễn dịch không nhận được thuốc tiêm phòng kịp thời để chống lại căn bệnh này.

+ Xuất hiện của những vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác.

+ Các vết thương bị đau buốt do bào tử uốn ván.

+ Phần mô bị tổn thương.

+ Xung quanh vết thương bị sưng tấy.

Ngoài ra, một số dạng vết thương có thể gây nên tình trạng uốn ván cụ thể:

  • Những người bị bỏng;
  • Gãy xương hở;
  • Dạng vết thương do đạn bắn vào;
  • Những dạng vết thương hở bao gồm hình xăm, vết tiêm;
  • Vết thương do quá trình phẫu thuật;
  • Những vết cắn của động vật;
  • Vết loét nhiễm trùng ở vùng chân;

Tốt nhất khi có xuất hiện những vết thương hở mọi người cần phải điều trị dứt điểm. Có thể trao đổi với các bác sĩ được biết được phương pháp điều trị phù hợp, tránh để lại những biến chứng không may đối với sức khỏe về sau.

Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh uốn ván

Thống kê chung cho thấy loại uốn ván toàn thân hiện nay phổ biến nhất. Những triệu chứng toàn thân chính là cơ thể bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong thời gian 7 ngày sau khi bị thương hay có thể do vi khuẩn xâm nhập. Những phần cơ bị ảnh hưởng gồm có: cổ, lưng, vai, hàm, bụng trên, ở phần tay hay ở đùi. Phần cơ mặt co lại nên bị nhăn. Một số trường hợp bị co giật mạnh và đau đớn toàn cơ thể. Bệnh xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau cụ thể:

  • Mức độ nhẹ: cơ cứng với những cơn cơ giật;
  • Mức độ vừa: khi đó người sẽ cứng hàm và khó nhai nuốt hơn;
  • Mức độ nặng: co giật ở mức độ dữ dội hay có thể gây nên tình trạng ngừng thở;
Nguyên nhân và những triệu chứng nhận biết bệnh uốn ván 2
Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh uốn ván

Tình trạng uốn ván cục bộ không mấy phổ biến. Triệu chứng uốn ván cục bộ xuất hiện ở những cơ xung quanh vết thương.

Ngoài ra, những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh lý này không được cập nhật cụ thể và chi tiết tại đây, bởi tùy thuộc vào mức độ của từng bệnh nhân. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu các bạn cảm thấy thắc mắc về phương pháp điều trị cũng như những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh.

Khi gặp bị thương trong trường hợp vết thương bẩn và sân, bị bám phân hay đất các bạn nên gặp bác sĩ để được các bác sĩ để tiêm ngừa uốn ván nếu trong thời gian 5 năm chưa được tiêm phòng. Đây là cách tốt nhất giúp mọi người có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh uốn ván có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của mọi người. Vì vậy, khi bị những vết thương hở mọi người cần phải vệ sinh sạch sẽ để vết thương được nhanh chóng phục hồi tránh để lại những biến chứng cho sức khỏe về sau.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222