Tin tức

Thứ tư: 16/10/2019 lúc 11:29
Nguyễn Trang

Sử dụng thuốc Omeprazole như thế nào an toàn

Thuốc Omeprazole được chỉ định điều trị bệnh lý gì? Cách sử dụng thuốc như thế nào để điều trị bệnh dứt điểm. Dưới đây là những thông tin liên quan đến loại thuốc này, mọi người cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Omeprazole là gì?

Omeprazole là loại thuốc được chỉ định điều trị tình trạng rối loạn dạ dày, thực quản. Thuốc này được hoạt động bằng cách làm giảm đi lượng axit do dạ dày tiết ra. Omeprazole còn có khả năng làm giảm đi những triệu chứng ợ nóng, khó nuốt hoặc ho dai dẳng kéo dài. Những tác dụng của Omeprazole còn giúp mọi người điều trị những tổn thương dạ dày, thực quản do axit và có khả năng ngăn chặn được những vết loét và ngăn ngừa ung thư thực quản. Thuốc Omeprazole thuốc vào nhóm ức chế bơm proton.

thuoc-omeprazole-1
Omeprazole được chỉ định điều trị tình trạng rối loạn dạ dày, thực quản

Nếu như những trường hợp đang tự điều trị bằng thuốc này, Omeprazole không được kê đơn được dùng để điều trị tình trạng ợ nóng thường xuyên. Sẽ mất khoảng tầm 1 - 4 ngày nhằm thấy được những hiệu lực đầy đủ của thuốc, những thuốc Omeprazole không có khả năng giảm ợ nóng ngay lập tức được.

Đối với những loại thuốc không được kê đơn, mọi người cần phải đọc kỹ thông tin ở trên sản phẩm. Đồng thời, cần phải kiểm tra đầy đủ thông tin ở trên sản phẩm trước mỗi lần sử dụng. Những nhà sản xuất khác nhau có thể sẽ thay đổi thành phần của sản phẩm. Những trường hợp dùng sai sản phẩm sẽ dễ gây hại đến tình trạng sức khỏe.

Dùng Omeprazole như thế nào an toàn?

Mọi người cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng Omeprazole, hoặc trao đổi cụ thể với các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn về cách sử dụng thuốc an toàn. Mọi người hãy uống thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ, thông thường sẽ dùng 1 lần/ ngày và dùng trước mỗi bữa ăn. Trường hợp đang tự điều trị cần phải tuân thủ hướng dẫn ở trên sản phẩm. Liều lượng cũng như thời gian điều trị bệnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị bệnh của mỗi bệnh nhân.

Đối với trẻ em khi sử dụng Omeprazole cần phải dựa vào trọng lượng của cơ thể. Mọi người cần phải lưu ý không được tự ý tăng liều, uống nhiều liều hơn so với chỉ định trước đó. Trong thời gian dùng thuốc Omeprazole nếu như gặp bất kỳ thắc mắc gì, hoặc không hiểu rõ về cách sử dụng thuốc an toàn cần phải quay lại gặp bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn.

Mọi người lưu ý không được nghiền nát thuốc, nhai viên nén hoặc làm nát. Tốt nhất hãy nuốt nguyên viên thuốc Omeprazole với một ly nước đầy. Trường hợp cần thiết, những thuốc kháng axit có thể được sử dụng cùng với thuốc này. Nhưng trong trường hợp đang dùng thuốc Sucralfat, cần phải uống Omeprazole ít nhất khoảng 30 phút trước khi sử dụng loại thuốc này.

Sử dụng Omeprazole thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhằm giúp mọi người nhớ sử dụng thuốc, mọi người hãy dùng cùng một thời điểm trong ngày. Tiếp tục sử dụng thuốc Omeprazole theo đúng thời gian quy định ngay cả trong trường hợp tình trạng sức khỏe đã tốt hơn. Trường hợp tự chữa bệnh với những thuốc không được kê đơn, mọi người không được tự ý dùng thuốc trên 14 ngày, trừ khi đã được các bác sĩ cho phép.

Cần phải báo cáo cho các bác sĩ nếu như dùng thuốc Omeprazole tình trạng bệnh vẫn còn tiếp diễn xấu đi. Nếu như đang tự điều trị bằng thuốc này cần phải trao đổi với bác sĩ nếu như xuất hiện triệu chứng ợ nóng vẫn còn tồn tại sau 14 ngày, hoặc nếu bạn cần phải sử dụng thuốc này thêm một lần nữa khoảng 4 tháng. Trường hợp nếu như bạn nghĩ rằng bản thân mình đang mắc phải những tác dụng phụ nghiêm trọng, khi đó hãy nhờ đến sự trợ giúp của Y tế.

Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Omeprazole

Trong thời gian dùng thuốc Omeprazole mọi người có thể sẽ gặp phải những dấu hiệu dị ứng như: nổi phát ban, khó thở, sưng mặt/ môi/ lưỡi/ cổ họng.

Cần phải báo cáo với các bác sĩ nếu như mắc phải những tình trạng như:

  • Bị tiêu chảy ra nước hoặc ra máu.
  • Hoặc có thể bị hạ magie máu như: lú lẫn, chóng mặt, bị co giật cơ, cảm giác bồn chồn, đau cơ, ho hoặc cảm giác nghẹt thở, bị co giật.

Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Omeprazole bao gồm:

  • Cơ thể bị sốt.
  • Xuất hiện những triệu chứng cảm lạnh như: đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi.
  • Gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc có thể bị tiêu chảy.
  • Đau nhức đầu.
  • Đau bụng và đầy hơi.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Omeprazole cũng gặp phải những tác dụng phụ liệt kê trên. Nếu trong thời gian sử dụng loại thuốc này gặp bất kỳ thắc mắc gì, hoặc xuất hiện những tác dụng phụ cần phải quay lại trao đổi với các bác. 

Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Omeprazole

Trước khi sử dụng thuốc Omeprazole mọi người cần phải cân nhắc những lợi ích của nó mang lại. Trên cơ sở đó để quyết định có nên dùng thuốc Omeprazole này hay không. Tốt nhất mọi người cần phải xem xét một số vấn đề như sau:

thuoc-omeprazole-2
Những lưu ý trước khi dùng thuốc Omeprazole

- Dị ứng: cần phải nói cho các bác sĩ được biết nếu như bạn gặp phải những phản ứng dị ứng bất thường với những thành phần của Omeprazole. Cần trao đổi với bác sĩ/ dược sĩ nếu như bạn bị dị ứng với những loại thực phẩm, hóa chất, thuốc nhuộm, chất bảo quản, động vật,... Những trường hợp sử dụng thuốc Omeprazole không được kê đơn, cần phải đọc kỹ hướng dẫn ở trên sản phẩm.

- Trẻ em: hiện nay các nghiên cứu chưa xác định về mức độ an toàn của thuốc Omeprazole đối với trẻ tè 1 - 6 tuổi. Tính hiệu quả của thuốc này đối với trẻ < 1 tuổi vẫn chưa được chứng minh cụ thể.

- Người cao tuổi: những nghiên cứu thích hợp đã được chứng minh, do đó cần phải hạn chế dùng Omeprazole đối với người cao tuổi.

Khả năng tương tác của Omeprazole

Omeprazole có khả năng tương tác với những loại thuốc khác nhằm gia tăng thêm tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, tốt nhất mọi người cần phải liệt kê ra những loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc được kê đơn và không được kê đơn để các bác sĩ xem xét điều chỉnh lie0uef dùng tương ứng. Mọi người cần lưu ý không được tự ý ngừng dùng thuốc, tăng hoặc giảm liều dùng khi chưa được các bác sĩ cho phép.

Thuốc Omeprazole có khả năng tương tác với những loại thuốc khác bao gồm: Rilpivirine, Delavirdine, Atazanavir, Clopidogrel, Dabrafenib, Erlotinib, Bendamustine, Clozapine, Dasatinib, Citalopram, Bosutinib, Clorazepate, Eslicarbazepine aceta,...

Có một số loại thuốc nhất định không được dùng cùng trong mỗi bữa ăn hoặc dùng chung với thức ăn để mang lại những hiệu quả nhất định. Bia/ rượu, thuốc lá cũng có khả năng tương tác nhất định với thuốc này. Do đó, trước khi sử dụng thuốc Omeprazole mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Hãy báo cáo với các bác sĩ được biết rõ về tình trạng sức khỏe hiện tại, đây cũng là vấn đề ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thuốc. Đặc biệt là những trường hợp đang mắc phải những vấn đề về sức khỏe như:

  • Mắc bệnh tiêu chảy.
  • Gặp phải tình trạng loãng xương.
  • Tiền sử của bệnh động kinh, cần phải sử dụng Omeprazole hết sức thận trọng.
  • Người mắc bệnh gan, bởi khi sử dụng thuốc này sẽ tăng quá trình đào thải ra khỏi cơ thể chậm hơn.
  • Những trường hợp có tiền tử hạ Magie.

Bảo quản Omeprazole như thế nào phù hợp?

Cần phải bảo quản Omeprazole ở nhiệt độ phòng là phù hợp nhất, tránh những nơi có ánh nắng mặt trời và có nhiệt độ ẩm ướt. Mọi người cần phải lưu ý không được để thuốc vào trong ngăn đá tủ lạnh hay trong phòng tắm. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc ở trên sản phẩm, hoặc nếu như không hiểu rõ cần phải quay lại trao đổi với các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Mọi người lưu ý không được vứt thuốc vào trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong toilet khi chưa được cho phép. Cần loại bỏ thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc không dùng nữa. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ hoặc những người làm việc trong công ty xử lý rác thải để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Tất cả những thông tin do những giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ về thuốc Omeprazole và hướng dẫn cách sử dụng an toàn. Nhưng đây là thông tin tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222