Tin tức

Thứ ba: 04/12/2018 lúc 11:41
Nguyễn Trang

Tác dụng & Liều dùng của thuốc Cefepime

Cefepime được chỉ định điều trị bệnh lý gì? Liều dùng của thuốc như thế nào? Trước khi dùng thuốc mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan dưới đây.

Cefepime có tác dụng như thế nào?

Cefepime là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn khác nhau. Thuốc thuốc nhóm Cephalosporin và hoạt động bằng cách ngăn chặn cho các sự phát triển của vi khuẩn.

Cách dùng thuốc Cefepime an toàn

Thuốc Cefepime được điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ. Liều lượng thuốc dùng sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để đáp ứng được khả năng điều trị của bệnh nhân.

Tác dụng & Liều dùng của thuốc Cefepime 1
Cách dùng thuốc Cefepime an toàn

Những trường hợp tự dùng thuốc Cefepime tại nhà cần đọc kỹ hướng dẫn về cách pha thuốc và sử dụng thuốc từ phía các bác sĩ. Hãy kiểm tra thuốc bằng mắt trong trường hợp có cặn, biến đổi màu sắc khi đó không được sử dụng. Đồng thời, học cách bảo quản hay xử lý thuốc như thế nào an toàn nhất.

Thuốc kháng sinh Cefepime dùng an toàn và hiệu quả nhất khi dùng thuốc khi dùng với liều lượng ổn định. Hãy dùng thuốc vào những khoảng thời gian bằng nhau để mang lại hiệu quả nhất định.

Mọi người hãy dùng thuốc khi hết liều lượng được chỉ định. Không được tự ý ngừng sử dụng thuốc khi những triệu chứng bệnh đã giảm bớt. Việc ngừng thuốc sớm so với mức chỉ định ban đầu có thể gây nên tình trạng vi khuẩn tiếp tục phát triển và bệnh dễ tái phát hơn. Hãy nói rõ cho các bác sĩ được biết nếu trong thời gian dùng thuốc mà tình trạng bệnh vẫn tiếp diễn hay ở mức độ nặng hơn.

Hướng dẫn về liều lượng thuốc dùng Cefepime

Liều thuốc dùng đối với người lớn

- Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết: truyền tĩnh mạch 2g.

- Người mắc bệnh sốt giảm bạch cầu: tiến hành truyền tĩnh mạch 2g và sử dụng liều trong vòng 7 ngày cho đến khi tình trạng bạch cầu được kết thúc. Tình trạng trên lâm sàng của bệnh nên khi đó được đánh giá lại liều dùng tương ứng từ 3 - 5 ngày, được điều trị bằng thuốc kháng khuẩn.

- Bệnh nhân nhiễm khuẩn ổ bụng: truyền tĩnh mạch 2g và thời gian dùng trong vòng 7 - 10 ngày.

- Người mắc bệnh viêm phổi: truyền tĩnh mạch từ 1 - 2g và dùng trong vòng 10 ngày.

- Người mắc bệnh viêm thận - bể thận: các bác sĩ tiến hành truyền 2g và dùng trong thời gian 10 ngày.

- Đối tượng bị nhiễm trùng da/ mô mềm: truyền tĩnh mạch 2g và dùng trong thời gian 10 ngày.

- Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu: nếu ở mức độ nhẹ, có/ không có biến chứng sẽ truyền tĩnh mạch/ tiêm bắp với liều từ 0.5 - 1g, được thực hiện trong vòng 7 - 10 ngày.

Hướng dẫn về liều dùng Cefepime đối với trẻ em

- Trẻ mắc bệnh sốt bạch cầu: trẻ từ 2 tháng tuổi - 16 tuổi và đạt 40kg: khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định truyền tĩnh mạch 50mg/kg và dùng 7 - 10 ngày. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân để chỉ định liều dùng.

- Trẻ bị nhiễm khuẩn ổ bụng: trẻ từ 2 tháng tuổi - 16 tuổi và đạt 40kg sẽ truyền tĩnh mạch 50mg/kg và dùng 7 - 10 ngày. Đồng thời cũng dựa vào tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

- Trẻ bị viêm phổi: sẽ được chỉ định dùng liều 50mg/kg và dùng trong vòng 7 - 10 ngày. Liều dùng tối đa không được vượt quá liều dùng khuyến cáo dành cho người lớn.

- Trẻ bị bệnh viêm thận - bể thận: chỉ định dùng 500mg/kg trong thời gian 7 - 10 ngày, dựa vào đặc tính nghiêm trọng của mức độ nhiễm khuẩn.

- Trẻ bị nhiễm trùng da/ mô mềm: Liều dùng chỉ định sẽ không được vượt quá liều dùng thuốc dành cho người lớn.

Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu: dùng liều thuốc tương ứng 50mg/kg trong thời gian 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, cần phải lưu ý không được dùng thuốc vượt quá mức quy định.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefepime

Hãy đi cấp cứu khi trong thời gian dùng thuốc Cefepime gặp phải những tác dụng phụ như: nổi phát ban, khó thở, bị sưng mặt/ môi/ lưỡi/ cổ họng.

Tác dụng & Liều dùng của thuốc Cefepime 2
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefepime

Bên cạnh đó, trong thời gian dùng thuốc Cefepime có thể gặp phải những tác dụng phụ như:

- Bị lú lẫn, co giật hay có thể bị gặp ảo giác.

- Bị tiêu chảy nước hay có thể bị đi ra máu.

- Bị thâm tím, ngứa ran ở mức độ nặng, tê cứng, bị đau/ yếu cơ.

- Bị nổi sốt, ớn lạnh hay cơ thể bị đau nhức; xuất hiện những triệu chứng cảm cúm.

- Những dấu hiệu cơ thể bị thâm tím/ chảy máu, suy nhược cơ thể bất thường.

- Bị đau họng, sưng phù mặt, phản ứng da ở mức độ nặng, bị cay mắt, đau nhức da và gây nên tình trạng bị rộp hay bị lột da.

Cefepime sẽ kèm theo những tác dụng phụ như:

+ Bị đau bụng, buồn nôn hay có thể bị nôn mửa.

+ Đau nhức, bị sưng phù hay có thể bị nổi phát ban ở vùng da tiêm thuốc.

+ Bị đau nhức đầu.

+ Bị ngứa/ xuất hiện những dịch ở vùng âm đạo.

+ Xuất hiện những đốm trắng/ lở loét miệng ở môi hay trong miệng.

Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Cefepime ai cũng những tác dụng phụ trên. Tốt nhất trong thời gian dùng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu nào các bạn cần phải quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ thăm khám.

Tổng hợp những thông tin trên liên quan đến thuốc Cefepime và liều dùng thuốc tương ứng. Tuy nhiên những thông tin này sẽ không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ.

Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM trong số 12.500 giáo viên có hơn 63% muốn được hợp pháp việc dạy thêm ở nhà...
Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày vô cùng trọng đại tri ân những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta tới bến bờ...
02871060222