Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Tây Nguyên: Trải thảm đỏ gọi người "Tài" về cống hiến trong ngành Y
Nhiều địa phương tại Tây Nguyên dù trải thảm đỏ để mời gọi người tài về cống hiến trong ngành Y tế, tuy nhiên kết quả còn nhiều hạn chế.
“Nhân tài” lần lượt ra đi
Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đắk Lắk được đánh giá là một trong những trung tâm thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về Y tế Dự phòng ở Tây Nguyên. Dù được đánh giá là trung tâm lớn ở khu vực nhưng đơn vị hiện chỉ có một bác sĩ Chuyên khoa II, còn lại là những cán bộ, Y bác sĩ trình độ cử nhân, Thạc sĩ và Trung cấp.
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Văn Lào - Nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Đắk Lắk có thừa nhận: Chính việc thiếu hụt về đội ngũ có trình độ chuyên môn cao đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của trung tâm.
Bác sĩ Lào có đưa ra dẫn chứng: Thông thường phòng xét nghiệm phải có 1 bác sĩ Chuyên khoa II để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Theo đó, Bác sĩ Lào có tâm sự: “Rõ ràng việc thiếu hụt trình độ bác sĩ tay nghề cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả dự đoán diễn biến các ổ dịch trên địa bàn”.
Trong khi những Trung tâm Y tế tại Đắk Lắk chưa biết phải làm thế nào để có thể thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, tình trạng chảy máu “Chất xám” lại đang xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên khi có đến 61 Bác sĩ đồng loạt gửi đơn xin nghỉ việc.
Bác sĩ Nguyễn Đại Phong - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên có lý giải: Nguyên nhân khiến cho đội ngũ Y bác sĩ xin nghỉ có nhiều, tuy nhiên trong đó yếu tố cơ bản nhất xuất phát từ vấn đề lương thấp, áp lực công việc,... Bác sĩ Phong còn cho biết thêm: “Các bác sĩ này xin nghỉ để tìm hướng đi mới, có người về mở phòng khám riêng, có người đầu quân cho các bệnh viện tư để cải thiện cuộc sống”.
Một bộ phận người dân cũng đang lo ngại, xu hướng nơi thiếu hụt người tài, nơi người tài ra đi sẽ để lại một lỗ hổng lớn trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Chị Nguyễn Thị Hải (Trú tại Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) có nói: “Tỉnh Đắk Lắk và ngành y tế nếu không sớm có các giải pháp tháo gỡ, người dân chúng tôi có sẽ chọn những trung tâm y tế lớn ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay TPHCM… để thụ hưởng chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất!”.
Đâu sẽ là lời giải đáp?
Đắk Lắk là một trong số nhiều địa phương tại Tây Nguyên phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Y tế. Từ câu chuyện này, một số địa phương đã dần thay đổi trong quan điểm về trọng dụng người tài, thậm chí có nơi sẵn sàng trải thảm đỏ mời “Người tài” về cống hiến cho tỉnh nhà.
Đắk Nông là một ví dụ khi địa phương này đã xây dựng cả một đề án thu hút nhân tài ngành Y tế (giai đoạn 2015 - 2020). Theo đề án này, những bác sĩ, Dược sĩ tốt nghiệp Đại học chính quy có bằng Khá trở lên khi làm việc tại tỉnh Đắk Nông sẽ được trợ cấp từ khoảng 180 - 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn được ưu tiên trong việc mua nhà đất, ưu tiên tuyển dụng người thân,...
Chỉ tiếc là đã hơn 4 tháng trôi qua, tỉnh này chỉ mới thu hút được khoảng 20 bác sĩ, Dược sĩ về công tác trong ngành Y tế. Lý giải nguyên nhân vì sao chính sách thu hút nhân tài chưa đi vào thực tiễn, nhiều người trong cuộc lý giải, việc chi tiền cũng như những yếu tố ưu đãi cũng khá quan trọng. Tuy nhiên, yếu tố then chốt nhất vẫn môi trường làm việc hiện đại và cơ chế mở.
Theo đó, một vị lãnh đạo bệnh viện tuyến huyện tại Đắk Nông nêu thực tế: “Người giỏi thường chọn ở lại những thành phố lớn thay vì về Đắk Nông vì ở đó, họ được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chưa kể sự phát triển kinh tế xã hội là một lý do khiến “nhân tài” chưa mặn mà về địa phương cống hiến”.
Bắt nguồn từ câu chuyện ở Đắk Nông, những địa phương còn tại ở Tây Nguyên đã dần nhận thấy những hạn chế, chủ động điều chỉnh trong chủ trương thu hút “Người tài”. Như ở Gia Lai, Bác sĩ Phạm Bá Mỹ - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai có cho biết, thời gian qua những đối tượng có bằng Thạc sĩ Chuyên khoa I/ Tiến sĩ Chuyên khoa II thì đơn vụ sẽ sẵn sàng tiếp nhận về làm việc.
Bên cạnh đó, những chế độ đãi ngộ theo đúng quy định, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cũng có thêm khu điều trị chất lượng cao nhằm thu hút những bác sĩ giỏi và ngoài tỉnh - Tại đó họ được tạo điều kiện để thu hút tối đa được nguồn thu nhập bằng cách làm việc ngoài giờ.
Bác sĩ Mỹ có thông tin: “Các bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao nếu muốn về công tác tại bệnh viện đều có thể thoải mái lựa chọn các khoa phù hợp với khả năng của mình. Nếu “người tài” ở tỉnh khác có nhu cầu muốn về công tác, làm việc tại bệnh viện, chúng tôi sẵn sàng chào đón và có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với năng lực chuyên môn của họ như trợ cấp hằng tháng, bố trí chỗ ở… để họ yên tâm công tác”.
Nguồn: Báo Lao động