Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Bị nôn ói suốt 6 tháng, bé gái 13 tuổi vẫn không tìm ra nguyên nhân
Bé gái 13 tuổi bất ngờ bị ói ra máu liên tục trong 6 tháng khi đã từng bị phẫu thuật cắt khối u đầu tụy nhưng hiện tại bác sĩ vẫn không tìm ra nguyên nhân. Bé gái hiện đang đứng trước nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào khi lượng hồng cầu xuống thấp.
- Nóng: Xét xử BS Lương công bố vi bằng chứng tỏ 'điều mờ ám' trong cuốn sổ giao ban
- Luật sư Phúc dọa tung ‘bom tấn’ nếu VKS không sửa Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với bác sĩ Lương
- BV Đa Khoa Hòa Bình: Giá nào cho một ca chạy thận?
Cách đây hơn 1 năm, bé gái N.T.T.A. (13 tuổi, ngụ tại Long An) bị một khối u bướu vùng đầu tuỵ khiến sức khoẻ bị suy giảm nghiêm trọng. Sau đó, bé A. được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) phẫu thuật cắt bướu thành công. Gia đình rất vui mừng vì bé đã thoát khỏi một khối u nguy hiểm, nhưng niềm vui ấy chẳng tày gang. Cách đây hơn 6 tháng, bé gái này bất ngờ ói ra máu, tình trạng trên diễn ra liên tục. Gia đình đưa bé đi khám khắp các cơ sở y tế nhưng không nơi nào tìm ra nguyên nhân vì sao bị ói ra máu như vậy.
Bé A. ngày càng xanh xao, gầy gò và thường xuyên ói ra máu, gia đình gần như bất lực. Trước tình hình đó, gia đình một lần nữa đưa bé quay trở lại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) với hy vọng sẽ tìm ra căn bệnh nguy hiểm để cứu sống bé.
Bác sĩ Đào Trung Hiếu - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết khi đến bệnh viện hồng cầu trong máu của bé N.T.T.A rất thấp, chỉ còn 25%, giảm đến 3/4 so với hồng cầu ở người bình thường.
Qua thăm khám kết hợp với siêu âm các bác sĩ đã xác định bệnh bé A. bị tắc tĩnh mạch cửa trước gan.
“Đây là nguyên nhân khiến cho máu trong tĩnh mạch bị ứ, khiến việc tuần hoàn tiêu hoá về gan phổi bị tắc và gây vỡ tĩnh mạch khiến bệnh nhân ói ra máu. Bé gái này có thể tử vong bất cứ lúc nào khi lượng hồng cầu đang xuống thấp”, bác sĩ Hiếu nói.
Theo bác sĩ Ngô Kim Thơi - Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1 - trước kết quả như trên, các bác sĩ rất đắn đo có nên mổ hay là chọn cách điều trị khác, còn nếu mổ thì chọn phương pháp nào để không gây tổn thương thêm cho bệnh nhân.
Lúc này, toàn bộ các bác sĩ trong khoa đều tập trung cho việc nghiên cứu và đưa ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân này.
Cuối cùng, các bác sĩ quyết định mổ bắc cầu Cửa - Cửa (từ cửa tĩnh mạch này sang cửa tĩnh mạch khác). Ê kíp phẫu thuật đã tách một đoạn mạch máu ở cổ (có kích thước khoảng 10cm) để làm “cầu” nối giữa 2 cửa cho đường tuần hoàn máu lưu thông về gan, phổi. Trong quá trình mổ, các bác sĩ phải dùng một đoạn mạch máu cổ đem nối vào thông qua chỗ tắc. Song song đó, các bác sĩ phải dùng các thiết bị khá tinh tế đặc biệt riêng trong phẫu thuật để làm sao không tổn thương các bộ phận khác mà làm lộ mạch máu bị tắc, khoanh vùng vị trí tắc.
“Tuy nhiên do nội tạng nơi nơi phẫu thuật bướu tụy của bé gái này bị biến dạng đã gây rất nhiều khó khăn cho ê kíp phẫu thuật. Chúng tôi phải mất hơn 8 tiếng đồng hồ mới hoàn thành xong ca mổ này, đó là chưa kể thời gian gây mê. Đến hôm nay (12.7) tình hình sức khoẻ bệnh nhân tiến triển tốt, huyết áp nhịp tim ổn định, máu trong tĩnh mạch trước gan lưu thông nuôi tốt”, bác sĩ Thơi cho hay.
Nguồn:http://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/be-gai-13-tuoi-oi-ra-mau-hon-6-thang-van-khong-tim-ra-nguyen-nhan-92344.html