Tin tức

Thứ sáu: 18/01/2019 lúc 11:20
Nguyễn Trang

Thuốc Histodil® có tác dụng như thế nào?

Histodil® là thuốc gì? Liều dùng tương ứng của thuốc như thế nào? Những câu hỏi liên quan đến loại thuốc này được nhiều người quan tâm đến. Mọi người cùng cập nhật chi tiết thông tin ở bài viết dưới đây.

Thuốc Histodil® có tác dụng như thế nào?

Histodil® thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh lý trong những trường hợp như:

  • Điều trị chứng trào ngược dạ dày, thực quản, viêm thực quản gây ra do trào ngược axit.
  • Chỉ định điều trị & phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng.
  • Histodil® được chỉ định điều trị đối với những tình trạng bệnh lý gây tiết axit khác.
Thuốc Histodil® có tác dụng như thế nào? 1
Thuốc Histodil® có tác dụng như thế nào?

Ngoài ra, Histodil® còn có khả năng chỉ định điều trị một số bệnh lý khác. Trước khi chỉ định liều thuốc các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe, bệnh lý để kê liều thuốc phù hợp.

Hướng dẫn liều dùng thuốc Histodil®

Liều dùng thuốc Histodil® đối với mỗi người là không giống nhau. Hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ được biết về tình trạng sức khỏe hiện tại, bệnh lý gặp phải để các bác sĩ kê đơn thuốc. Theo đó, liều dùng thuốc được chỉ định cụ thể như sau:

Liều dùng thuốc Histodil® dành cho người lớn

- Người bị loét dạ dày - tá tràng: bác sĩ chỉ định liều dùng 800mg/ ngày, uống vào mỗi bữa tối trước khi đi ngủ. Hay được kê liều thuốc 400mg/ lần cách 12 dùng 1 liều, hoặc 300mg/ lần cách 6 giờ dùng 1 lần.

- Đối tượng bị trào ngược dạ dày, thực quản: liều dùng thuốc tương ứng 800mg/ ngày, uống trước khi đi ngủ. Hay bác sĩ chỉ định liều 400mg/lần uống cách 12h.

- Người thường thường gặp phải tình trạng ợ nóng:

  • Đối với trường hợp ợ nóng: bác sĩ chỉ định dùng 200mg cùng với một ly nước trước khi uống hay ăn thức ăn có tính gây ợ nóng trước 30 phút.
  • Trường hợp có triệu chứng ợ nóng nhẹ: khi đó các bác sĩ chỉ định liều dùng thuốc tương ứng 200mg và uống cách 12h.

- Người mắc bệnh lý tăng axit quá mức: bác sĩ chỉ định liều dùng thuốc Histodil® 300mg/ lần, dùng thuốc trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Người bị suy thận: trường hợp độ thanh thải Creatinin < 30ml/phút, khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tĩnh mạch 300mg.

- Liều dùng phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa trên: bác sĩ sẽ chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch 25mg/h.

Hướng dẫn liều dùng thuốc Histodil® dành cho trẻ em

Trước khi sử dụng thuốc Histodil® cho trẻ mọi người cần phải cân nhắc về những mặt lợi, hại đối với những trẻ < 16 tuổi để điều trị tình trạng loét dạ dày. Khi đó, sẽ được tiêm tĩnh mạch hay được chỉ định uống 20 - 40mg/kg/ ngày và cách 6h dùng một liều.

  • Trẻ < 28 ngày tuổi: khi đó bác sĩ chỉ định liều dùng từ 5 - 20mg/kg và được chia liều, cách 8 - 12h dùng một lần.
  • Trẻ sơ sinh: chỉ định liều dùng 10 - 20mg/kg/ngày, cách 6 - 12h dùng một lần.

Tác dụng phụ & Những lưu ý trước khi dùng thuốc Histodil®

Tìm hiểu về những tác dụng phụ khi dùng thuốc Histodil®

Những tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc Histodil® mọi người có thể gặp phải như: bị tiêu chảy, chóng mặt, buồn ngủ đau đầu. Theo đó, mọi người cần phải liên hệ với các bác sĩ nếu gặp phải những tác dụng phụ như: bị dị ứng quá mức: khó thở, tức ngực, ngứa, nổi phát ban, bị sưng hay bị viêm vùng môi/ mặt, lưỡi, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau khớp, nhịp tim đập bất thường, rối loạn lo âu,...

Thuốc Histodil® có tác dụng như thế nào? 2
Tìm hiểu về những tác dụng phụ khi dùng thuốc Histodil®

Bên cạnh đó, còn có những tác dụng phụ khác không được liệt kê cụ thể tại đây. Tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ về liều dùng. Khi gặp phải những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe khi dùng thuốc Histodil® mọi người hãy quay lại gặp bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Histodil®

+ Histodil® có thể gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt và gây cảm giác buồn ngủ nên mọi người cần phải thận trọng khi lái xe hay làm những hoạt động yêu cầu sự tỉnh táo. Những triệu chứng này sẽ nặng hơn nếu mọi người dùng cùng với bia/ những loại thuốc khác trong quá trình điều trị.

+ Thay đổi lối sống sinh hoạt cá nhân cũng là một trong những phương pháp giúp các bạn phòng ngừa được tình trạng viêm loét đường tiêu hóa.

+ Tốt nhất hãy trao đổi với các bác sĩ nếu dùng thuốc Histodil® sau một thời gian nhưng tình trạng bệnh vẫn không được thuyên giảm hay trở nên nặng hơn.

+ Trao đổi với bác sĩ nếu khi dùng thuốc Histodil® nhưng khi đi đại tiện có phân màu lạ thường. Hay bị nôn mửa, nôn ra dạng chất lỏng có màu cafe. Lưu ý, mọi người không được tự ý sử dụng thuốc, bia/ rượu, thuốc lá trong quá trình điều trị.

+ Hết sức thận trọng khi dùng thuốc Histodil® đối với người già, trẻ nhỏ < 16 tuổi. Phụ nữ trong thời gian mang thai/ cho con bú cũng cần phải báo cáo rõ cho các bác sĩ được biết.

+ Tuyệt đối không được dùng thuốc Histodil® nếu bị dị ứng với những thành phần của thuốc. Hay đang trong thời gian sử dụng những loại thuốc điều trị ung thư, Nitrosoureas, Cisapride, Dofetilide,...

Tìm hiểu về khả năng tương tác của thuốc Histodil®

Histodil® có khả năng thay đổi hoạt động của một số loại thuốc bạn đang dùng hay gia tăng thêm những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Nhằm tránh tình trạng tương tác của thuốc trước khi dùng Histodil® mọi người nên liệt kê tất cả những loại thuốc bạn đang dùng, nhất là thuốc điều trị ung thư, rối loạn nhịp tim, hen suyễn, điều trị viêm họng, thuốc điều trị hạ huyết áp, thuốc kháng sinh, giảm đau hay thuốc an thần,...

Tình trạng sức khỏe cũng là một trong những yếu tố là ảnh hưởng đến khả năng tương tác của thuốc. Theo đó, mọi người hãy báo cáo cho các bác sĩ được biết nếu gặp phải một trong những bệnh lý như sau:

- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai/ cho con bú.

- Những đối tượng bị dị ứng với những loại thực phẩm hay thuốc điều trị.

- Bạn đang mắc phải những vấn đề về gan, thận.

- Hãy liệt kê tất cả những loại thuốc bạn đang dùng cho các bác sĩ được biết rõ.

Tổng hợp những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người biết rõ về thuốc Histodil® cũng như liều dùng tương ứng. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ về liều dùng.

Cao đẳng Y Dược TP HCM tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Ngành Dược là một trong những nhóm ngành rất hot đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay bởi cơ hội việc làm cao....
Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp

Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi từ cách xếp phòng, vận chuyển đề thi đến xây dựng thư viện...
02871060222