Tin tức

Thứ ba: 20/08/2019 lúc 09:12
Nguyễn Trang

Thuốc Spironolacton có tác dụng như thế nào?

Spironolacton là thuốc gì? Tác dụng tương ứng của thuốc như thế nào? Đây là những thông tin mọi người cần phải quan tâm đến khi có ý định dùng thuốc điều trị bệnh. Dưới đây là một số thông tin liên quan mọi người cùng tham khảo để biết rõ thêm thông tin.  

Tìm hiểu tác dụng của thuốc Spironolacton

Spironolacton được biết đến là một loại thuốc lợi tiểu có khả năng giữ Kali. Theo đó, Spironolacton thường được các bác sĩ chỉ định điều trị trong những trường hợp cụ thể như sau:

  • Tăng huyết áp và suy tim;
  • Hạ Kali huyết và tăng lượng Aldosterone;
  • Những trường hợp bị sưng phù duy bị suy tim và mắc bệnh gan;
  • Bệnh nhân gặp phải tình trạng tăng trưởng tóc quá mức/ lông rậm đối với phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang.
thuoc-spironolacton-1
Tìm hiểu tác dụng của thuốc Spironolacton

Tuy nhiên, mỗi một bệnh nhân sẽ có liều dùng thuốc tương ứng, vì vậy bệnh nhân cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để biết được liều dùng thuốc điều trị bệnh tương ứng.

Liều dùng & Hướng dẫn cách dùng thuốc Spironolacton an toàn

Liều dùng Spironolacton như thế nào?

Liều dùng thuốc Spinorolactone dành cho người lớn

Liều dùng thuốc Spironolacton dành cho người lớn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người khi đó các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tương ứng:

- Bệnh nhân mắc bệnh phù nề: chỉ định dùng liều thuốc 100mg, có thể uống một liều duy nhất, hay có thể chia thành 2 liều dùng/ ngày.

- Trường hợp mắc bệnh suy tim: chỉ định dùng 25mg/ lần/ ngày.

- Người bị tăng huyết áp: được chỉ định dùng liều tương ứng 500 - 100mg, có thể uống một liều duy nhất hay có thể chia thành 2 liều dùng trong ngày.

- Người bị hạ Kali máu: các bác sĩ chỉ định dùng 25 - 100mg/ ngày.

- Người bị tăng hàm lượng Aldosterone trong cơ thể: chỉ định dùng liều 400mg và thời gian dùng thuốc trong vòng 4 ngày. Hay được chỉ định dùng 400mg/ ngày và sử dụng trong vòng 3 - 4 tuần để các bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh. Tiếp đến, mọi người có thể dùng liều 100 - 400mg/ ngày sau khi đã chẩn đoán để xác định bệnh.

Liều dùng thuốc Spinorolactone cho trẻ em như thế nào?

Hiện nay, liều dùng Spinorolactone hiện nay chưa được nghiên cứu và xác định về mức độ an toàn khi dùng thuốc. Vì vậy, mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ khi có ý định cho trẻ dùng thuốc này để điều trị bệnh.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Spironolacton an toàn

Mọi người sẽ dùng thuốc Spironolacton theo đường ống và dùng thuốc cùng một thời điểm trong ngày để phát huy tác dụng điều trị bệnh. Hoặc bệnh nhân hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ đã kê sẵn.

thuoc-spironolacton-2
Hướng dẫn cách dùng thuốc Spironolacton an toàn

Lưu ý, nên uống thuốc Spironolacton trước 18h để tránh tình trạng đi tiểu vào ban đêm. Có thể dùng thuốc này kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Vì đa phần những người bị huyết áp cao không cảm thấy mình đang mắc bệnh. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc Spironolacton khi chưa được các bác sĩ kê đơn và tư vấn cụ thể về cách dùng thuốc an toàn.

Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng thuốc Spironolacton

Tốt nhất trong thời gian dùng thuốc Spironolacton nếu xảy ra những tác dụng phụ dưới đây hãy nhanh chóng quay lại trao đổi rõ với các bác sĩ:

  • Tình trạng chảy máu dưới răng;
  • Đau vú/ tức ngực;
  • Đi tiểu tiện ra máu;
  • Bị chuột rút, đau bụng/ dạ dày và nóng rát khó chịu;
  • Phân có máu hay có màu bất thường;
  • Nước tiểu vẩn đục lạ thường;
  • Cơ thể ớn lạnh và có thể bị hôn mê;
  • Xuất hiện dịch có máu chảy từ núm vú;
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như bị táo bón, bị tiêu chảy,...
  • Giảm lượng nước tiểu;
  • Cơ thể co giật;
  • Xuất hiện những cơn ho hay có thể bị khàn giọng;
  • Gây cảm giác buồn ngủ;
  • Hoa mắt/ chóng mặt;
  • Da vú có lúm;
  • Nhịp tim đập nhanh hơn bất thường;
  • Xuất hiện những cơn sốt;
  • Đau nhức đầu khó chịu;
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi hay có thể bị suy nhược;
  • Nổi phát ban;
  • Chán ăn;
  • Đau bất thường ở vùng lưng dưới;
  • Đau cơ/ bị chuột rút;
  • Xuất hiện bướu ở cổ hay tại vùng dưới cánh tay;
  • Gây cảm giác buồn nôn và nôn mửa khó chịu;
  • Đi tiểu tiện bị buốt hay có thể bị đau rát;
  • Xuất hiện những đốm đỏ ở trên bề mặt da;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Bị viêm họng;
  • Vùng vú bị sưng đỏ;
  • Sưng mặt, các ngón tay hay bàn chân và phần mắt cá;
  • Đau thắt ngực;
  • Khó thở;
  • Cơ thể run rẩy;
  • Hơi thở xuất hiện mùi khó chịu;
  • Cơ thể tím tái và bị chảy máu cam;
  • Cơ thể mệt mỏi hay có thể bị suy nhược;
  • Tăng cân bất thường;
  • Một số trường trường có thể bị nôn ra máu;
  • Bị vàng da hay có thể bị vàng mắt;

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Spironolacton cũng gặp phải tất cả những tác dụng phụ trên. Bởi nó còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và tình trạng bệnh lý khác nhau. Tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ, nếu gặp bất kỳ thắc mắc gì hãy trao đổi cụ thể cho các bác sĩ được biết rõ.

Tổng hợp những thông tin chúng tôi cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người biết rõ được về thuốc Spironolacton và liều dùng thuốc tương ứng. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin mang tính tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.

Khoa Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222