Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Thuốc Thioridazine được chỉ định điều trị bệnh gì?
Thuốc Thioridazine là gì? Liều lượng thuốc được chỉ định điều trị bệnh như thế nào? Đây là những thông tin mọi người cần phải cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc điều trị bệnh.
Thuốc Thioridazine có tác dụng gì?
Thuốc Thioridazine được các bác sĩ chỉ định điều trị tình trạng rối loạn tâm thần, tâm trạng như: tâm thần phân liệt. Thuốc này giúp các bạn suy nghĩ rõ ràng hơn và giảm thiểu đi cảm giác lo lắng, tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, loại thuốc này còn có khả năng giúp ngăn ngừa tình trạng tự tử đối với người có khả năng gây tổn hại cho bản thân và làm giảm tình trạng gây gổ và ham muốn làm tổn thương đến người khác. Thioridazine nhằm giúp giảm tình trạng suy nghĩ tiêu cực, ảo giác của bạn. Theo đó, thuốc này thuộc vào nhóm thuốc gọi là phenothiazin.
Thioridazine được chỉ định điều trị trong một thời gian ngắn nhằm khắc phục tình trạng trầm cảm nặng khi bị lo lắng. Tuy nhiên, mọi người cần phải trao đổi kỹ với các bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc Thioridazine.
Liều dùng thuốc Thioridazine như thế nào?
Tùy vào từng đối tượng bệnh nhân, mức độ bệnh lý và độ tuổi các bác sĩ/ dược sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc Thioridazine điều trị bệnh tương ứng.
- Liều dùng Thioridazine dành cho người lớn: các bác sĩ chỉ định dùng 50 - 100mg, dùng 3 lần/ ngày.
- Liều dùng duy trì: có thể tăng liều dùng lên khoảng 200 - 800mg/ ngày và chia thành 2 - 4 liều dùng/ ngày.
- Liều dùng Thioridazinede dành cho trẻ em: trường hợp trẻ < 2 tuổi chưa được nghiên cứu và xác định về mức độ an toàn khi dùng thuốc.
+ Trẻ ở độ tuổi từ 2 - 12 tuổi: chỉ định liều dùng khởi đầu 0.5mg/kg/ngày và được chia thành 2 - 3 liều dùng.
- Liều duy trì: liều dùng Thioridazine sẽ tăng lên tối đa khoảng 3mg/kg/ngày và chia ra làm nhiều lần sử dụng.
+ Trẻ từ 13 - 18 tuổi: liều dùng khởi đầu đạt 50 - 100mg và dùng 3 lần/ ngày.
- Liều dùng duy trì: các bác sĩ sẽ tăng lên khoảng từ 200 - 800mg/ ngày và có thể chia liều dùng từ khoảng 2 - 4 liều.
Hướng dẫn cách dùng thuốc Thioridazine an toàn?
Mọi người sẽ dùng thuốc Thioridazine theo đường uống, có thể dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn. Liều lượng thuốc sẽ được chia ra thành 2 - 4 lần/ ngày. Hoặc mọi người tuân thủ về cách dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ.
Liều dùng Thioridazine sẽ được các bác sĩ dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như khả năng đáp ứng điều trị bệnh. Đối với những trường hợp tình trạng bệnh đã được cải thiện và dần tốt hơn, các bác sĩ sẽ giảm liều dùng cho các bạn. Tuy nhiên, điều này sẽ được tiến hành thực hiện trong một khoảng thời gian. Bên cạnh đó, mọi người cần phải lưu ý không được tự ý ngừng dùng thuốc, tăng/ giảm liều dùng Thioridazine khi chưa được các bác sĩ cho phép. Liều thuốc sẽ được chỉ định giảm từ từ để không gây ra những tác dụng phụ không như mong muốn.
Sử dụng thuốc Thioridazine thường xuyên có thể mang lại những lợi ích tốt nhất. Mọi người hãy ghi nhớ về thời gian sử dụng thuốc và dùng cùng thời điểm trong ngày để phát huy tác dụng.
Hãy trao đổi rõ với các bác sĩ nếu như tình trạng của bạn vẫn đang tiếp diễn ở mức xấu và có một số biểu hiện ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Thioridazine
Trong thời gian dùng thuốc Thioridazine có thể sẽ gặp phải một số dị ứng như: khó thở, nổi phát ban, bị sưng mặt/ môi/ lưỡi/ cổ họng.
Đồng thời, mọi người hãy ngừng dùng thuốc Thioridazine gọi lại cho bác sĩ nếu như gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:
- Đau nhức đầu, đau ngực, chóng mặt ở mức độ nặng và tim đập nhanh hơn so với bình thường.
- Tốc độ chậm tim, mạch yếu, thở chậm và ngất xỉu.
- Một số trường hợp có thể bị co giật, hoạt động không thể kiểm soát được ở mắt/ môi/ lưỡi/ mặt/ tay chân.
- Cứng cơ bắp, đổ mồ hôi, rối loạn và nhịp tim đập nhanh hay có thể không đều. Luôn có cảm giác như bạn muốn đi ra ngoài.
- Luôn có cảm giác hồi hộp, kích động và bồn chồn.
- Run, khó nuốt, chảy nước dãi hay có thể gặp phải những vấn đề về cân nặng và đi bộ.
- Xuất hiện tình trạng co giật.
- Một số người sẽ bị giảm tầm nhìn vào ban đêm, chảy nước mắt và tăng mức độ nhạy cảm hơn trước ánh sáng.
- Có nhu cầu đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường.
- Da nhợt nhạt, tím tái và chảy máu, ớn lạnh và xuất hiện những triệu chứng cảm cúm, lở loét ở phần miệng hay ở cổ họng.
- Đau bụng trên, bị vàng da, buồn nôn và ngứa ngáy khó chịu.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng Thioridazine bao gồm:
- Gây cảm giác buồn ngủ.
- Bị nôn, táo bón và bị tiêu chảy.
- Một số trường hợp bị sưng vú.
- Nghẹt mũi và khô miệng.
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt đối với chị em phụ nữ.
- Bị liệt dương.
- Tăng cân bất thường, bị sưng ở tay/ chân của bạn.
- Ngứa ngáy nhẹ và nổi phát ban da.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi dùng thuốc Thioridazine cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Trường hợp nếu gặp bất kỳ thắc mắc gì các bạn hãy nhanh chóng quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ để được thăm khám cụ thể.
Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Thioridazine
Trước khi dùng thuốc Thioridazine điều trị bệnh mọi người cần phải lưu ý một số vấn đề như: Thioridazine có nguy cơ làm tăng mức độ tử vong đối với người lớn tuổi với tình trạng liên quan đến chứng mất trí.
Đồng thời, trước khi dùng Thioridazine mọi người nên:
- Hãy nói cho bác sĩ được biết nếu như bạn bị dị ứng với những thành phần của thuốc Thioridazine, hoặc các loại thuốc khác, thảo dược,...
- Bạn đang trong thời gian sử dụng những loại thuốc khác, trong đó gồm cả thuốc được kê đơn và không được kê đơn.
- Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai/ cho con bú cũng cần trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc.
Tình trạng sức khỏe cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình dùng thuốc Thioridazine, cụ thể:
- Tình trạng huyết áp ở mức thấp.
- Bị rối loạn nhịp tim hay có tiểu sử của hội chứng QT dài.
- Trường hợp buồn ngủ, thở chậm, xung yếu hay giảm sự tỉnh táo cũng cần phải báo cáo với các bác sĩ.
Tổng hợp tất cả những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người biết rõ về thuốc Thioridazine và liều lượng dùng tương ứng. Nhưng đây chỉ là những thông tin mang tính tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của bác sĩ.
Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp!