Tin tức

Thứ ba: 17/09/2019 lúc 15:35
Nguyễn Trang

Thuốc Vancocin® CP được chỉ định điều trị bệnh gì?

Vancocin® CP là thuốc gì? Cách dùng thuốc như thế nào an toàn để sớm điều trị bệnh dứt điểm? Đây là những thông tin được nhiều người bàn luận trước khi dùng thuốc này điều trị bệnh. Dưới đây là những thông tin liên quan đến Vancocin® CP mọi người cùng tham khảo.

Thuốc Vancocin® CP có tác dụng như thế nào?

Vancocin® CP được biết đến là một loại thuốc kháng sinh. Cơ chế hoạt động chính nhằm giết chết các loại vi khuẩn gây nên những bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc Vancocin® CP cò có khả năng điều trị tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng bởi vi khuẩn gây nên tại những bộ phận khác trong cơ thể.

thuoc-vancocin-cp-1
Thuốc Vancocin® CP có tác dụng như thế nào?

Đối với một số trường hợp thuốc Vancocin® CP còn được chỉ định để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn ở mức độ nặng có liên quan trực tiếp đến đường ruột.

Hướng dẫn liều dùng thuốc Vancocin® CP điều trị bệnh

Liều lượng thuốc Vancocin® CP đối với mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Do đó, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng sức khỏe bệnh lý, tùy vào độ tuổi cũng như mức độ đáp ứng của mỗi bệnh nhân các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng thuốc Vancocin® CP tương ứng.

Liều dùng Vancocin® CP dành cho người lớn

- Đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc, tình trạng viêm do vi khuẩn Staphylococca được chỉ định cụ thể như sau:

  • Liều điều trị S. enterocolitis: các bác sĩ chỉ định dùng 0.5 - 2g/ ngày và được chia ra dùng 6 - 8h. Thời gian dùng thuốc Vancocin® CP tương ứng trong vòng 10 ngày.
  • Điều trị vi khuẩn C. difficile: chỉ định dùng liều 125mg và uống cách khoảng 6h. Thời gian dùng thuốc điều trị bệnh trong vòng 10 ngày.
  • Chi phí đối với dạng thuốc Vancocin® CP khá tốn kém, vì vậy bệnh nhân được kết hợp với dạng tiêm trong suốt thời gian điều trị bệnh.

- Người mắc bệnh viêm nội tâm mạc được chỉ định tiêm tĩnh mạch với liều dùng 500mg dùng mỗi 6h. Hoặc có thể dùng liều 1g mỗi 12h.

- Trường hợp mắc phải vấn đề về đường tiết niệu và hệ tiêu hóa: các bác sĩ chỉ định tiêm truyền chậm liều 1g trong thời gian 1h . Bắt đầu khoảng 1 - 2h trước khi tiến hành làm thủ thuật.

- Những trường hợp bị nhiễm trùng trong những thủ thuật tim, động mạch, cắt cụ chi, thay khớp: liều dùng được chỉ định tương ứng 15mg/kg và dùng trong thời gian 1 - 2h. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng 2h trước khi tiến hành làm phẫu thuật. Thời gian dự phòng cho hầu hết những phẫu thuật < 24h.

Liều dùng Vancocin® CP dành cho trẻ em

Tùy vào từng độ tuổi các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc Vancocin® CP điều trị bệnh tương ứng, cụ thể:

+ Trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn:

  • Trẻ < 7 ngày tuổi và có cân nặng < 1.200g: chỉ định tiêm tĩnh mạch với liều 15mg/kg cách mỗi 12h.
  • Trẻ < 7 ngày tuổi và cân nặng từ khoảng 1.200 - 2.000g: chỉ định tiêm tĩnh mạch với liều 10 - 15mg/kg và dùng cách 12 - 18h.
  • Trẻ < 7 ngày tuổi và cân nặng đạt > 2.000g: liều dùng tương ứng tiêm tĩnh mạch là 10 - 15mg/kg dùng các mỗi 8 - 12h.
  • Trẻ từ 7 ngày tuổi - 1 tháng tuổi và có cân nặng < 1.200g: chỉ định tiêm tĩnh mạch với liều 15mg/kg dùng cách mỗi 24h.
  • Trẻ từ 7 ngày tuổi - 1 tháng tuổi, cân nặng đạt từ 1.200 - 2.000g: tiêm tĩnh mạch với liều dùng thuốc Vancocin® CP là 10 - 15mg/kg và dùng cách mỗi 8 - 12h.
  • Trẻ từ 7 ngày tuổi - 1 tháng tuổi, cân nặng > 2.000g: chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch với liều dùng 10 - 15mg/kg tiêm tĩnh mạch và dùng cách 6 - 8h.
  • Trẻ từ 1 tháng - 18 tuổi: được chỉ định dùng thuốc Vancocin® CP theo đường tiêm tĩnh mạch với liều 10 - 20mg/kg và dùng cách nhau mỗi 6 - 8h.

Theo đó, các bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng liều dùng khởi đầu với hàm lượng 15mg/kg đối với trẻ sơ sinh. Tiếp đến sẽ dùng thuốc 10mg/kg và dùng cách khoảng 12h trong tuần đầu sau khi sinh cách mỗi 8h sau đó và dùng thuốc cho đến khi trẻ được 1 tháng tuổi. Các bác sĩ sẽ tiêm truyền theo đường tĩnh mạch với hàm lượng 10mg/kg và dùng cách 6h đối với trẻ.

+ Liều chỉ định dự phòng viêm nội tâm mạc dành cho trẻ được chỉ định như sau:

  • Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên: những trẻ bị dị với với Penicillin sẽ được chỉ định dùng 20mg/kg/lần. Quá trình tiêm thuốc sẽ hoàn tất trong thời gian 30 phút kể từ khi bắt đầu quá trình tiêm thuốc.
  • Hoặc trẻ được chỉ định tiêm thêm liều Gentamicin với liều tương ứng 1.5mg/kg theo đường tĩnh mạch. Một số có trường hợp nguy cơ mắc bệnh cao khi đó sẽ được chỉ định tiêm bắp.

+ Trẻ bị viêm phúc mạc: theo đó các bác sĩ chỉ định tiêm thuốc vào màng bụng vbowis liều 30mg/kg hoặc được dùng liều thuốc 30mg/l và dùng cách mỗi 5 - 7 ngày.

+ Trường hợp trẻ bị viêm ruột hoặc bị viêm đại tràng giả mạc: chỉ định dùng với trẻ 1 - 18 tuổi với liều 40mg/kg/ngày và được chia ra thành 3 hoặc 4 liều dùng.

  • Liều dùng tối đa được các bác sĩ chỉ định dùng 2g/ ngày.
  • Thời gian điều trị sẽ kéo dài trong vòng từ 7 - 10 ngày.

+ Liều dùng dành cho trẻ dự phòng phẫu thuật: chỉ định tiêm tĩnh mạch với liều 15mg/kg/lần và có thể dùng chung hoặc không cần thiết với Gentamicin. Quá trình tiêm thuốc cần phải hoàn tất trong khoảng thời gian 30 phút sau khi quá trình tiêm bắt đầu.

Cách dùng thuốc Vancocin® CP như thế nào an toàn?

Tùy vào thuốc Vancocin® CP ở dạng tiêm hay dạng uống các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng thuốc điều trị bệnh tương ứng. Theo đó, liều dùng thuốc Vancocin® CP được chỉ định cụ thể như sau:

Thuốc Vancocin® CP ở dạng uống: thuốc này có thể dùng ở dạng dung dịch uống nhằm điều trị được tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nặng có liên quan đến đường ruột. Các bác sĩ có thể sẽ sử dụng hương liệu tương ứng nhằm cải thiện được hương vị của thuốc uống này.

Thuốc Vancocin® CP ở dạng tiêm: thông thường các bác sĩ chỉ định tiêm tĩnh mạch, dùng 1 hoặc 2 lần/ ngay và thuốc được tiêm chậm trong khoảng thời gian từ 1 - 2h. Liều lượng thuốc Vancocin® CP được các bác sĩ chỉ định cụ thể tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi cũng như khả năng đáp ứng điều trị bệnh.

thuoc-vancocin-cp-2
Cách dùng thuốc Vancocin® CP như thế nào an toàn?

Trường hợp dùng thuốc Vancocin® CP tại nhà, mọi người cần phải tuân thủ theo đúng các bước chuẩn bị, dùng thuốc theo đúng chỉ định của nhân viên Y tế. Đặc biệt, trước khi dùng thuốc cần phải kiểm tra thuốc này có bị đổi màu hay không. Trường hợp thuốc Vancocin® CP chuyển màu bất thường mọi người hãy ngừng dùng thuốc. Bên cạnh đó, mọi người cần phải tìm hiểu rõ về cách bảo quản thuốc và loại bỏ các vật dụng Y tế sau khi sử dụng an toàn.

Khi uống thuốc Vancocin® CP cần phải trộn mỗi liều dùng với khoảng 30ml nước trước khi uống toàn bộ hỗn hợp. Thuốc kháng sinh sẽ hoạt động hiệu quả khi lượng thuốc ở trong cơ thể được giữ ở mức độ không đổi. Vì vậy, mọi người cần phải dùng thuốc Vancocin® CP trong những khoảng thời gian đều nhau.

Đồng thời, hãy tiếp tục dùng thuốc hết liều lượng đã được chỉ định trước đó, ngay cả trong những trường hợp triệu chứng bệnh đã dứt điểm sau vài ngày dùng thuốc. Bởi nếu như việc ngừng dùng thuốc quá sớm có thể sẽ khiến cho vi khuẩn tiếp tục phát triển và dễ bị tái nhiễm trùng.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Vancocin® CP

Trong thời gian dùng thuốc Vancocin® CP mọi người có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:

  • Gây cảm giác ớn lạnh.
  • Buồn nôn.
  • Đau bụng khó chịu.
  • Hoặc có thể bị tiêu chảy.
  • Nhịp tim đập không đều.
  • Nổi phát ban.
  • Tức ngực khó chịu.
  • Thở khò khè.
  • Hoa mắt, chóng mặt và bị ù tai.
  • Đau, sưng đỏ bất thường ở vị trí tiêm thuốc.
  • Có thể chảy máu và cơ thể bị bầm tím dễ dàng hơn.
  • Bị đau hoặc có bắt ở phần ngực hoặc ở phần lưng.
  • Mất thính lực.
  • Mọc mụn nước, chảy máu bất thường ở trên môi, mắt, miệng, mũi hay ở bộ phận sinh dục.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Vancocin® CP cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định và nếu như gặp phải bất kỳ vấn đề gì hãy quay lại trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn cụ thể.

Những thông tin trên các giảng viên Cao đẳng Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ về thuốc Vancocin® CP và liều dùng tương ứng. Nhưng đây chỉ là thông tin tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Điểm SAT lần đầu tiên được áp dụng tại Đại học Y Dược TP HCM

Điểm SAT lần đầu tiên được áp dụng tại Đại học Y Dược TP HCM

Năm 2024, ở hai ngành Y khoa và Răng-Hàm-Mặt, trường Đại học Y Dược TP HCM lần đầu xét tuyển bằng điểm...
Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
02871060222