Tin tức

Thứ sáu: 05/04/2019 lúc 16:39
Nguyễn Trang

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh vàng da trẻ sơ sinh

Vàng da trẻ sơ sinh là một trong những bệnh phổ biến, tuy nhiên tình trạng này có thể sẽ mất đi trong vài ngày tới. Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da.

Nguyên nhân gây bệnh vàng da trẻ sơ sinh

Trong máu của con người có chứa Bilirubin. Do đó, da của trẻ sơ sinh thường có màu vàng là do nồng độ Bilirubin trong máu ở mức độ cao. Đây được xem là một trong những sản phẩm phụ được tạo ra khi những tế bào hồng cầu vỡ ra. Gan sẽ có chức năng loại bỏ Bilirubin ra khỏi máu và trực tiếp loại bỏ ra ngoài thông qua việc trẻ đi vệ sinh.

vang-da-tre-so-sinh-1
Tìm hiểu nguyên nhân mắc bệnh vàng da trẻ sơ sinh

Trong thời gian các bà mẹ mang thai, gan của sản phụ sẽ loại bỏ Bilirubin cho thai nhi. Sau khi trẻ ra đời, sau một thời gian gan của trẻ sơ sinh mới bắt đầu hoạt động. Vì vậy, những sắc tố này vẫn còn tích vụ trong máu và gây nên bệnh vàng da ở trẻ.

Theo như ý kiến của các giảng viên Cao đẳng Y Dược HCM và những bác sĩ chuyên Khoa Nhi cho biết, tình trạng này được gọi là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh, thông thường nó thường xuất hiện ở 2 - 3 ngày đầu và sẽ biến mất trong thời gian 2 tuần. Những trẻ sinh non tháng, thời gian vàng da trẻ sơ sinh sẽ kéo dài hơn, dao động tầm 5 - 7 ngày và sẽ tự biến mất trong thời gian 2 tháng.

Vàng da trẻ sơ sinh ban đầu sẽ xuất hiện ở trên mặt, tiếp đến sẽ di chuyển xuống tận cổ, ngực. Những trường hợp nặng, sẽ tiếp tục lan xuống tận ngón chân hay ở ngón tay.

Những nguy cơ gây vàng da trẻ sơ sinh

Tình trạng vàng da trẻ sơ sinh có nhiều khả năng khác nhau gây nên, cụ thể:

✓ Có anh/ chị/ em trong gia đình bị vàng da.

✓ Trẻ sinh non.

✓ Xuất hiện những vết thâm tím khi sinh.

✓ Những người có nguồn gốc từ người Đông Á.

✓ Mắc phải những bệnh lý về nhược giáp, bị xơ nang.

✓ Tình trạng rối loạn di truyền nhất định

Ngoài ra, tình trạng vàng da trẻ sơ sinh trong 24h có thể xảy ra những tình trạng nghiêm trọng như: rối loạn đường ruột, mắc bệnh về gan, túi mật, chấn thương, bị nhiễm trùng, hay trẻ sinh non trong thời gian 28 tuần. Bên cạnh đó, nhóm máu Rh, ABO cũng có thể gây nên tình trạng vàng da ngay từ ngày đầu tiên.

Vậy, vàng da trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh các bà mẹ không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nồng độ Bilirubin của trẻ ở mức cao, khi đó bệnh sẽ có nguy cơ gây tổn thương đến hệ thần tinh của trẻ. Hội chứng này được các bác sĩ chuyên khoa gọi là Kernicterus¹, có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị điếc và chậm phát triển hay trẻ có thể bị bại liệt. Nhưng % trẻ mắc hội chứng Kernicterus¹ không ở mức cao.

vang-da-tre-so-sinh-2
Vậy, vàng da trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?

Chia sẻ về cách điều trị vàng da trẻ sơ sinh

Đa phần bệnh vàng da trẻ sơ sinh có thể sẽ tự khỏi không cần phải áp dụng những phương pháp điều trị nào khác. Tuy nhiên, nhưng khi bệnh không tự khỏi các mẹ cần phải tìm hiểu hay trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết được phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất các mẹ hãy cho trẻ nằm trong nôi, không nên quấn khăn, che mắt lại mặt, đồng thời chiếu ánh sáng xanh da trời “Bili lights”. Ánh sáng cực tím sẽ được chuyển hóa dạng Bilirubin không kết hợp thấm vào đến mô não, da chuyển sang dạng Bilirubin sẽ dễ dàng thải ra theo đường tiểu tiện.

Bên cạnh đó, các bác sĩ còn áp dụng về liệu pháp quang trị sẽ mang lại hiệu quả, tuy nhiên tình trạng vàng da có thể trở nên nghiêm trọng hay Bilirubin trong cơ thể trẻ tăng. Đối với những trường hợp này các bác sĩ sẽ chỉ định đưa trẻ vào trong bộ phận chăm sóc đặc biệt. Khi thay một lượng máu cho trẻ, khi đó nồng độ Bilirubin sẽ về ở mức bình thường.

Các mẹ cần phải đảm bảo đủ cho trẻ bú đầy đủ lượng sữa mẹ, hay có thể áp dụng công thức sữa tương ứng nhằm mục đích đưa phân ra thường xuyên. Đây là cách giúp đào thải Bilirubin ra ngoài nhanh hơn. Trong trường hợp phải bất kỳ vấn đề gì, hay lo lắng về tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da, hãy nhanh chóng đến trao đổi với các bác sĩ để lựa chọn được phương pháp phù hợp.

Tổng hợp những thông tin liên quan trên về bệnh vàng da trẻ sơ sinh và cách điều trị bệnh phù hợp. Tốt nhất khi sớm phát hiện trẻ mắc bệnh tốt nhất các bà mẹ nên trao đổi với bác sĩ, nhằm sớm lựa chọn được phương pháp điều trị dứt điểm và tránh để lại những biến chứng đối với sức khỏe về sau.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222