Tin tức

Thứ tư: 28/08/2019 lúc 09:42
Nguyễn Trang

Tìm hiểu những thông tin liên quan đến thuốc Tiotropium bromid

Thuốc Tiotropium bromid có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào an toàn? Đây là những thông tin mọi người cần phải quan tâm đến khi dùng loại thuốc này để điều trị bệnh.

Thuốc Tiotropium bromid có tác dụng gì?

Tiotropium bromide thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh về phổi như: hen suyễn, khí phế thủng, viêm phế quản,... Bệnh nhân cần phải sử dụng thường xuyên nhằm ngăn ngừa được tình trạng thở khò khè, khó thở. Tiotropium bromide hoạt động bằng cách thư giãn các cơ xung quanh đường hô hấp để chúng được mở ra và giúp quá trình thở được dễ dàng hơn. Thuốc này thuộc vào nhóm thuốc kháng cholinergic.

thuoc-tiotropium-bromid-1
Thuốc Tiotropium bromid có tác dụng gì?

Tiotropium bromide sử dụng thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả. Thuốc sẽ không hoạt động ngay lập tức và không được sử dụng để làm giảm đi những vấn đề về đường hô hấp đột ngột. Nếu như tình trạng thở khò khè xảy ra đột ngột, tốt nhất các bạn hãy hít thuốc nhanh chóng theo đúng quy định của bác sĩ/ dược sĩ.

Liều dùng thuốc Tiotropium bromid như thế nào?

Liều lượng thuốc Tiotropium bromid đối với mỗi bệnh nhân là không giống nhau, vì vậy các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe, bệnh lý trước khi kê đơn thuốc điều trị bệnh. 

Liều dùng Tiotropium bromid dành cho người lớn

- Trường bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:

  •  Đối với thuốc dạng hít, viên nang: bác sĩ chỉ định dùng 18mcg (2 lần hít) và sử dụng 1 lần/ ngày.
  • Dạng dung dịch hít: chỉ định dùng 5mcg (2 lần hít) và sử dụng 1 lần/ ngày.

- Người mắc bệnh hen suyễn:

  • Liều duy trì: chỉ định dùng 2.5mcg (2 lần hít và hít 1.25mcg/ lần), sử dụng 1 lần/ ngày.
  • Hướng dẫn về liều dùng Tiotropium bromid dành cho trẻ em

+ Trẻ mắc bệnh hen suyễn: 

  • Liều duy trì: chỉ định dùng 2.5mcg (2 lần hít và dùng 1.25mcg/ lần), sử dụng 1 lần/ ngày.

Thận trọng: Liều dùng thuốc dành cho trẻ < 12 tuổi hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu và xác định về mức độ an toàn khi dùng thuốc. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Tiotropium bromid an toàn

Mọi người nên dùng thuốc Tiotropium bromid theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ hướng dẫn, trước tiên hãy xịt thuốc trong không khí để kiểm tra ống xịt nếu là trong lần đầu tiên sử dụng, hoặc sau một thời gian sử dụng thuốc. Các bạn sẽ xịt thuốc Tiotropium bromid vào miệng, thông thường sẽ chỉ định dùng 2 lần/ ngày và không được xịt quá 2 lần trong vòng 1 ngày. Hoặc mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Lưu ý, không để thuốc dính vào mắt, nên rửa miệng sau khi sử dụng ống hít nhằm ngăn ngừa được tình trạng khô hay kích ứng miệng hoặc ở phần cổ họng. 

thuoc-tiotropium-bromid-2
Hướng dẫn cách dùng thuốc Tiotropium bromid an toàn

Trường hợp đang sử dụng những loại thuốc hít khác cùng một lúc, các bạn lưu ý về khoảng cách sử dụng các loại thuốc nên cách nhau khoảng tầm 1 phút. Đồng thời, cần phải vệ sinh ống ngậm ít nhất 1 lần/ tuần, hoặc thực hiện theo đúng chỉ định của các bác sĩ.

Mọi người hãy dùng thuốc Tiotropium bromid thường xương, dùng cùng một thời điểm trong ngày để nhận được nhiều tác dụng nhất từ loại thuốc này mang lại. Ngoài ra, không được tăng liều và sử dụng thường xuyên hay lâu hơn khi chưa được các bác sĩ chỉ định.

Trong thời gian dùng thuốc Tiotropium bromid nếu gặp bất kỳ thắc mắc gì hay không hiểu về cách dùng thuốc an toàn hãy quay lại trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Tiotropium bromid

Trong khoảng thời gian dùng thuốc Tiotropium bromid điều trị bệnh mọi người có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: gây nên tình trạng khô miệng, chóng mặt có thể xảy ra. Trong trường hợp những triệu chứng này kéo dài các bạn hãy quay lại gặp bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám ngay lập tức.

Hãy báo cáo ngay cho các bác sĩ nếu như gặp phải bất kỳ tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng, trong đó gồm cả tình trạng tiểu buốt hay khó đi tiểu.

Tiotropium bromid hiếm gây ra những vấn đề về đường hô hấp đột ngột hoặc ở mức độ nghiêm trọng sau khi sử dụng. Trường hợp bị khó thở đột ngột, các bạn hãy nhanh chóng sử dụng ống hít nhanh chóng và hãy gọi đến cấp cứu.

Nhanh chóng gọi cấp cứu nếu như các bạn dùng thuốc gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như: thay đổi về thị lực, đau mắt/ sưng/ đỏ,...

Những phản ứng dị ứng khi dùng thuốc Tiotropium bromid điều trị bệnh là rất hiếm khi xảy ra. Nhưng hãy gọi cấp cứu nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng như nổi phát ban, ngứa hoặc bị sưng, khó thở hay bị chóng mặt.

Nhưng không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc này cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Vì vậy, mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ, nếu trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ gì hãy quay lại bệnh viện, Trung tâm/ cơ sở Y tế.

Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Tiotropium bromid

Tốt nhất trước khi dùng thuốc Tiotropium bromid mọi người cần phải báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ nếu như:

- Bạn bị dị ứng với những thành phần của thuốc Tiotropium bromid, hoặc bị dị ứng với ipratropium, atropine,...

- Trao đổi trước với bác sĩ/ dược sĩ được biết về bệnh sử của bạn nhất là bệnh tăng nhãn áp, tuyến tiền liệt phì đại, khó đi tiểu và bệnh thận.

- Thuốc Tiotropium bromid có thể gây nên tình trạng hoa mắt, làm mờ mắt. Những trường hợp uống rượu/ cần sa sẽ gây nên tình trạng chóng mặt hơn. Do đó, các bạn không được lái xe và sử dụng các loại máy móc hãy làm những công việc cần đến sự tỉnh táo. Tốt nhất hãy hạn chế đồ uống có cồn và trao đổi với các bác sĩ nếu như bạn có nhu cầu sử dụng cần sa.

- Trước khi tiến hành phẫu thuật hãy báo cáo với bác sĩ, kể cả bác sĩ Nha khoa được biết bạn đang trong thời gian dùng Tiotropium bromid.

- Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai/ cho con bú chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ trước khi sử dụng.

- Thận trọng hơn khi dùng thuốc Tiotropium bromid đối với người lớn tuổi và trẻ em.

Những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người biết được về thuốc Tiotropium bromid và liều lượng tương ứng. Nhưng đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ.

Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Điểm SAT lần đầu tiên được áp dụng tại Đại học Y Dược TP HCM

Điểm SAT lần đầu tiên được áp dụng tại Đại học Y Dược TP HCM

Năm 2024, ở hai ngành Y khoa và Răng-Hàm-Mặt, trường Đại học Y Dược TP HCM lần đầu xét tuyển bằng điểm...
Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
02871060222