Tin tức

Thứ ba: 16/04/2019 lúc 15:51
Nguyễn Trang

Tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc cấp tính

Viêm kết mạc là một trong những bệnh lý khá phổ biến và nhiều người mắc phải. Khi sớm phát hiện bệnh tốt nhất mọi người nên đi thăm khám và trao đổi về phương pháp điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng cho mắt về sau.

Bệnh viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc là tình trạng viêm gây ra do tình trạng nhiễm trùng từ virus/ vi khuẩn gây nên. Hay tình trạng mắt bị đỏ bất thường có thể do tổn thương mắt, bị dị ứng hay bị phản ứng với thuốc. Khi mắc bệnh viêm kết mạc thường dễ bị lây lan cho những thành viên trong gia đình, hay những người xung quanh bạn và mức độ lây lan có thể lên đến > 50%.

benh-viem-ket-mac-man-tinh-1
Bệnh viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc cấp tính khác với tình trạng viêm kết mạc thông thường, nó có liên quan đến những bệnh như:

Tình trạng chảy nước mắt mãn tính, xuất phát từ những vấn đề thoát lệ đạo.

  Người bị giảm thị lực/ nhạy cảm hơn với ánh sáng, bởi có thể bị nhiễm dưới mô ở mức độ lâu dài.

  Trường hợp bị mất thị lực bởi kết mạc bị dính một phần hay toàn bộ, hoặc có thể bị co rút.

Vậy, đâu là triệu chứng cơ bản nhận biết bệnh viêm kết mạc?

Theo như một số giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Hồ Chí Minh và các bác sĩ chuyên khoa Mắt cho biết rõ về những triệu chứng cơ bản để nhận biết bệnh viêm kết mạc, gồm có:

  Mắt bị đỏ tấy.

Bờ mí mắt bị đỏ và sưng tấy.

Ngứa ngáy khó chịu ở mắt.

Một số trường hợp mắt bị bỏng rát.

Bị chảy nước mắt thường xuyên.

Cảm giác như có dị tật ở trong mắt.

Phần lông mi bết lại hay có thể bị khô cứng.

Tuy nhiên, một số trường hợp khi mắc bệnh viêm kết mạc cấp tính có thể sẽ không gặp phải một trong những triệu chứng trên. Tuy nhiên, tốt nhất khi gặp phải những vấn đề bất thường về sức khỏe hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám. Đồng thời, hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ được biết về phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu về nguyên nhân mắc bệnh viêm kết mạc mãn tính

Bệnh viêm kết mạc mãn tính gây nên bởi nhiều loại virus/ vi khuẩn khác nhau. Theo các nhà khoa học nghiên cứu, bệnh lý này có thể gây nên bởi một số loại vi khuẩn như: Chlamydia trachomatis, Staphylococcus aureus, Haemophilus sp,... Đối với Neisseria gonorrhoeae có thể gây nên bệnh viêm kết mạc bởi do lậu cầu.

Viêm mắt sơ sinh có thể xuất phát từ lậu cầu ở người mẹ hay có thể bị nhiễm Chlamydia. Tình trạng bệnh lý này xuất hiện ở trẻ sơ sinh tầm khoảng từ 20 - 40% trong số những trẻ sinh thường.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc

Đối với bệnh lý viêm kết mạc có khả nhiều yếu tố khác nhau gây nên bệnh viêm kết mạc, đáng phải kể đến gồm có:

Thường xuyên tiếp xúc với những người mắc bệnh.

Gặp phải những chất kích thích từ môi trường.

Bị nhiễm trùng ở một bên mắt.

Những đối tượng tiếp xúc với những chất gây dị ứng.

Sử dụng kính áp tròng nhiều (nhất là những nữ giới).

Sống trong môi trường trang trại, hay đi bơi trong hồ bơi hay ở vùng căn cứ quân sự.

Những đối tượng sống ở vùng Địa Trung Hải/ Châu Á có nguy cơ mắc bệnh ở mức độ cao.

Đeo kính giả.

Bị kích thích với những chất cơ học.

Tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc mãn tính

Đối với những người mắc bệnh viêm kết mạc cấp tính, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Bệnh lý này dễ lây lan sang những người khác, vì vậy mọi người cần phải áp dụng những biện pháp nhằm kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng.

benh-viem-ket-mac-man-tinh-2
Tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc mãn tính

Trường hợp nhiễm bệnh không phải do chlamydia hay nguyên nhân từ lậu cầu, bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt Moxifloxacin 0.3%, dùng 3 lần/ ngày và thời gian dùng tương ứng từ 7 - 10 ngày. Hoặc có thể sẽ chỉ định dùng thuốc Trimethoprim, Fluoroquinolone, Polymyxin B, chỉ định dùng 4 lần/ ngày.

Tình trạng nhiễm trùng sinh dục Chlamydia hay do kháng thuốc đa phần thường xuất hiện ở những người mắc bệnh lậu. Do đó, các bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định điều trị kép tiêm một liều Ceftriaxone 1g tiêm ở phần bắp, kết hợp uống Azithromycin 1g. Bên cạnh đó, thuốc Bacitracin 500U/g hay thuốc mỡ mắt Gentamicin 0,3% bôi vào mắt khi mắc bệnh.

Điều trị và phòng ngừa bệnh ở trẻ sơ sinh sẽ được khuyến cáo sử dụng Nitrat bạc nhỏ mắt thường xuyên. Hay các mẹ có thể sử dụng Erythromycin bôi vào mắt trẻ sau khi sinh. Điều trị tình trạng nhiễm lậu cầu, chỉ định dùng Ceftriaxone với liều tương ứng 25 - 50mg/ kg và chỉ định tiêm bắp hay có thể tiêm tĩnh mạch. Tình trạng nhiễm Chlamydia chỉ định điều trị bằng Erythromycin với liều dùng 12.5mg/kg. Theo đó, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng tiêm/ uống 4 lần/ ngày và thời gian điều trị tương ứng trong vòng 14 ngày.

Những thói quen kiểm soát bệnh viêm kết mạc mãn tính khắc phục ngay tại nhà, gồm có:

Mọi người nên sử dụng nước rửa tay, hoặc rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào mắt hay có thể là chất dịch tiết ra.

  Tránh bơi trong những hồ bơi, đây là môi trường bệnh dễ hình thành.

  Không nên chạm vào mắt không bị nhiễm bệnh sau khi đã va chạm vào mắt bị nhiễm.

  Nói không với việc dùng chung gối, chăn hay đồ dùng vệ sinh cá nhân của người bệnh.

Tổng hợp những thông tin cung cấp trên nhằm giúp mọi người hiểu hơn về bệnh viêm kết mạc mãn tính và những nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất khi gặp phải những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe mắt, mọi người hãy đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế uy tín để thăm khám cụ thể.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

02871060222