Tin tức

Thứ hai: 25/03/2019 lúc 09:06
Nguyễn Trang

Tổng Y học kiến nghị: Xem lại tất cả bản án đối với Bác sĩ Hoàng Công Lương

Tổng Y học Việt Nam cho rằng: Bác sĩ Hoàng Công Lương không có trách nhiệm phải kiểm tra lại nguồn nước mỗi lần ra Y lệnh chạy thận cho bệnh nhân, do đó bản án đối với bị cáo Hoàng Công Lương thực sự chưa phù hợp.

Tổng Hội Y học Việt Nam vừa mới có văn bản kiến nghị gửi đến Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình kiến nghị đối với bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân Thành phố Hòa Bình đối với Bị cáo Hoàng Công Lượng, nguyên là Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Bác sĩ không có trách nghiệm tiến hành kiểm tra lại nguồn nước khi đưa ra Y lệnh

Theo như bản Kiến nghị do Giáo sư Tiến sẽ Lê Gia Vinh thay mặt Ban chấp hành Tổng hội ký, sau khi nghiên cứu bản án sơ thẩm được Toà án Nhân dân Thành phố Hòa Bình tuyên ngày 30.1, Tổng Hội Y học Việt Nam nhận thấy, qua 2 hợp đồng mà Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình ký với Công ty Thiên Sơn vào những năm 2009 và 2010 cho thấy, máy chạy thận cũng như hệ thống xử lý nước RO số 2 dùng cho máy chạy thận tại bệnh viện đã do Công ty Thiên Sơn cung cấp cho bệnh viện sử dụng chạy thận cho bệnh nhân.

kien-nghi-vu-an-bac-si-hoang-cong-luong-1
Bác sĩ không có trách nghiệm tiến hành kiểm tra lại nguồn nước khi đưa ra Y lệnh

Ngoài ra, Tổng Hội Y học Việt Nam cho rằng, trách nhiệm lọc thận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình theo bản án nêu rõ: “Hàng ngày, để phục vụ chạy lọc thận cho bệnh nhân, Điều dưỡng viên nào của đơn nguyên lọc máu đến trước thì vào phòng xử lý nước bật công tắc khởi động hệ thống lọc nước RO, quan sát đồng hồ đo dẫn điện, thấy chỉ số báo an toàn thì để hệ thống tiếp tục hoạt động”.

Sau khi những bệnh nhân đã được thăm khám, thấy chỉ số sinh tồn ở bệnh nhân đảm bảo đủ điều kiện thì bác sĩ sẽ ra Y lệnh lọc thận cho bệnh nhân,...

Theo như Tổng Y học Việt Nam, điều này thể hiện Bác sĩ Hoàng Công Lương không hề có trách nhiệm phải kiểm tra lại nguồn nước mỗi lần ra Y lệnh chạy thận cho bệnh nhân. Vì vậy, nhận định của Tòa án Thành phố Hòa Bình đối với hành vi của Hoàng Công Lương trong bản án là chưa thực sự phù hợp, bởi điều dưỡng; bác sĩ đã thực hiện đúng theo trách nghiệm phục vụ của mình.

Tổng Hội Y học Việt Nam cho rằng: “Sáng 29/05/2017 (ngày xảy ra sự cố), sau khi nhận bàn giao hệ thống lọc nước RO số 2 từ Công ty Dược phẩm Thiên Sơn, Phòng Vật tư Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã thông báo hệ thống lọc nước RO số 2 đã được sửa chữa xong cho Điều dưỡng viên Đỗ Thị Điệp, và sau đó Điệp thông báo cho mọi người tại Đơn nguyên lọc máu, trong đó có Hoàng Công Lương”.

Trong bản kiến nghị còn viết thêm: “Được thông báo từ điều dưỡng viên Điệp, bác sĩ Lương mới ra y lệnh điều này là hoàn toàn phù hợp, vì Phòng Vật tư là đơn vị thay mặt bệnh viện nhận bàn giao hệ thống máy lọc nước RO số 2 sau khi sửa chữa. Bác sĩ Hoàng Công Lương không ra y lệnh lọc máu cho người bệnh khi mà hệ thống nước RO số 2 đang trong quá trình sửa chữa”.

Tổng Hội Y học Việt Nam cho rằng: Theo Bản án của Toà án Thành phố Hòa Bình thì quá trình sửa chữa và bàn giao đã hoàn tất, chứ không phải Đơn nguyên Thận nhân tạo sử dụng nước đang trong quá trình sửa chữa, như kết luận sau đó của chính bản án này khi tuyên án đối với Hoàng Công Lương

Bản án 42 tháng tù giam gây hoang mang cho bác sĩ

Theo Tổng Hội Y học Việt Nam, nguyên nhân tử vong là do lượng hóa chất tồn đọng trong nước cao gấp 245 - 260 lần so với mức cho phép, do Bùi Mạnh Quốc - Giám đốc Công ty Trâm Anh, đã sử dụng hóa chất không có ở trong danh mục hóa chất được Bộ Y tế cho phép, để vệ sinh, sục rửa màng RO.

Trong bản kiến nghị có nêu: “Sau khi sửa chữa xong, Bùi Mạnh Quốc không lấy mẫu nước đi xét nghiệm nên đã để tồn dư hóa chất trong nước. Hoàng Công Lương chỉ là bác sĩ điều trị nên không phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước”.

kien-nghi-vu-an-bac-si-hoang-cong-luong-2
Bản án 42 tháng tù giam gây hoang mang cho bác sĩ

Cũng theo bản kiến nghị, Tổng Hội Y học Việt Nam cho rằng: “Việc Tòa án TP.Hòa Bình tuyên Hoàng Công Lương 42 tháng t.ù gi.am đã tạo dư luận không đồng tình trong xã hội, đặc biệt là ngành y tế, gây hoang mang, bất an cho các bác sĩ”.

Từ những nhận định nêu trên, Tổng hội Y học Việt Nam đã đề nghị Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình xem xét và đánh giá lại toàn bộ vụ án một cách khách quan nhất, toàn diện nhằm đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng Pháp luật và không bỏ lọt tội phạm và không làm oan đến người vô tội.

Thời gian trước đó, vào ngày 30/01, Tòa án Nhân dân Thành phố Hòa Bình đã tuyên án với 7 bị cáo trong vụ chạy thận khiến 9 người tử vong tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hồi ngày 29/05/2017. Theo đó, Bị cáo Hoàng Công Lương bị tuyên phạt đến 42 tháng tù giam vì tội “Vô ý làm chết người”

Sau đó, Bị cáo Hoàng Công Lương cùng với 4 Bị cáo khác trong vụ án đã tiến hành làm thủ tục nộp đơn kháng cáo. Theo dự kiến, phiên tòa phúc thẩm sẽ được đưa ra xét xử vào tháng 4 tới đây.

Nguồn: thanhnien

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Ngành Dược là một trong những nhóm ngành rất hot đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay bởi cơ hội việc làm cao....
Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp

Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi từ cách xếp phòng, vận chuyển đề thi đến xây dựng thư viện...
02871060222