Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Việt Nam đặt mục tiêu 5 Đại học lọt top 500 thế giới vào năm 2030
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, cụ thể là đưa ít nhất 5 Đại học vào top 500 thế giới vào năm 2030. Đây là một trong những chiến lược quan trọng nhằm khẳng định vị thế của nền giáo dục Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Việt Nam đặt mục tiêu 5 Đại học lọt top 500 thế giới vào năm 2030
Vào ngày 31/12, nội dung đề ra đã được nêu trong Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và được Chính phủ phê duyệt.
>>>> Xem ngay: Hướng dẫn đăng ký tài khoản thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Hiện nay, QS và THE đang là hai bảng xếp hạng Đại học quy mô nhất thế giới. Năm nay, Việt Nam có 6 trường được QS xếp hạng. Thế nhưng, chỉ có duy nhất một trường lọt top 500 thế giới là Đại học Duy Tân, còn lại thuộc nhóm 711-1400. Bảng xếp hạng của THE có 9 đại diện Việt Nam, nhưng ở vị trí từ 501 đến 1501+.
Với bảng xếp hạng châu Á, trong top 200 của bảng QS, Việt Nam có 4 trường lọt top bao gồm: Đại học Duy Tân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM và Đại học Tôn Đức Thắng. Trong bảng THE, duy nhất một trường đạt mục tiêu là Đại học Tôn Đức Thắng.
Vì vậy, vào năm 2030, Việt Nam đặt ra mục tiêu có ít nhất 5 trường Đại học vào top 500 tốt nhất thế giới, top 200 châu Á; nằm trong top 4 quốc gia có hệ thống giáo dục tốt nhất Đông Nam Á, top 10 châu Á.
Bên cạnh xếp hạng Đại học, tới năm 2030. Chính phủ đưa ra nhiều mục tiêu khác như:
- Số sinh viên Đại học trên một vạn dân đạt ít nhất 260 (hiện tại là 215);
- Tỷ lệ sinh viên Đại học trong độ tuổi 18-22 đạt từ 33% trở lên;
- Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%, tức tăng khoảng 7% so với hiện nay;
- Tỷ lệ sinh viên quốc tế học Đại học ở Việt Nam đạt 1,5% (hiện khoảng 1%).
>>>> Mách bạn: Danh sách địa điểm thi Đánh giá năng lực, tư duy năm 2025
Ngoài ra, STEM cũng đang được chú trọng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Chính phủ đã và đang thực hiện các chiến lược cũng như chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành STEM. Quy trình phát hiện sớm và bồi dưỡng tài năng STEM cho học sinh, sinh viên sẽ giúp tạo ra thế hệ trẻ không chỉ giỏi về lý thuyết mà còn thực hành thành thạo các kỹ năng kỹ thuật, khoa học.
Để đạt được các mục tiêu đã nên trên, Việt Nam không chỉ cần tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, nghiên cứu và giảng dạy mà còn phải xây dựng những cơ chế, chính sách mạnh mẽ để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế cũng như người Việt ở nước ngoài về góp sức.
Các chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Đồng thời, tạo cơ hội cho sinh viên, giảng viên trong nước tiếp cận với các phương pháp, công nghệ và mô hình giáo dục tiên tiến. Việc đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ và áp dụng phương thức giao nhiệm vụ cũng sẽ khuyến khích các trường Đại học phát triển những chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao và có chất lượng.
Với mục tiêu đề ra này không chỉ giúp các trường Đại học nâng cao vị thế trong các bảng xếp hạng quốc tế mà còn tạo ra môi trường nghiên cứu và học thuật đổi mới, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền giáo dục Việt Nam.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp